|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Người dùng ngày càng chuộng du lịch trực tuyến, Grab nhanh chóng có sáng kiến

12:00 | 01/07/2024
Chia sẻ
Ngành du lịch Việt Nam đang chứng kiến những bước chuyển mới, trong đó công nghệ ngày càng được ứng dụng rộng rãi nhằm gia tăng trải nghiệm cho du khách. Xu thế này cũng mở đường cho nhiều giải pháp sáng tạo do các doanh nghiệp vận hành dịch vụ liên quan triển khai để vừa đáp ứng tốt hơn sự kỳ vọng của người tiêu dùng, vừa góp phần phát triển ngành.

Du lịch trực tuyến - xu thế của thời đại 4.0

Chỉ với vài cú click chuột, Minh Tú và nhóm bạn của mình đã có thể dễ dàng lên kế hoạch cho chuyến du hí Đà Nẵng hè này. Từ khâu đặt vé máy bay, khách sạn đến chơi đâu, ăn gì đều được những hướng dẫn viên online mang tên "mạng xã hội" "review" một cách chi tiết. "Giờ đi du lịch, thiếu gì cũng được nhưng nhất định không thể thiếu một chiếc smartphone có kết nối internet", chàng trai nhận định.

Sự tiện lợi, nhanh chóng, đa dạng đã khiến du lịch trực tuyến - hình thức sử dụng công nghệ trong hầu hết các quy trình du lịch trở nên phổ biến và ngày càng được ưa chuộng hơn bao giờ hết. Theo một thống kê của Mordor Intelligence, du lịch trực tuyến của Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia hàng đầu khu vực châu Á - Thái Bình Dương, tốc độ tăng trưởng chỉ đứng sau Indonesia, Thái Lan và Singapore. Dự báo của Google và Temasek cho biết quy mô du lịch trực tuyến của Việt Nam sẽ đạt tới 9 tỷ USD vào năm 2025, mở ra cơ hội phát triển cho ngành du lịch trong kỷ nguyên số.

Nhiều người dùng trẻ ưa chuộng việc ứng dụng công nghệ để tìm kiếm trải nghiệm du lịch mới lạ (Ảnh: Freepik).

Chính hành vi và thói quen của du khách ngày càng thay đổi đã thúc đẩy sự phát triển của du lịch trực tuyến. Theo Klook, nền tảng thương mại điện tử về trải nghiệm và du lịch, 67% du khách Châu Á - Thái Bình Dương và 73% du khách Việt Nam thích sử dụng mạng xã hội để tìm kiếm thông tin, đánh giá, đề xuất và xem đó là nguồn thông tin quan trọng khi lên kế hoạch du lịch. Đối với các trải nghiệm ẩm thực, theo số liệu từ Grab, có đến 91% người dùng sử dụng ứng dụng này nhằm mục đích khám phá các nhà hàng và cửa hàng mới. Một phần trong số những người dùng này có thể chính là những du khách, cả nội địa và quốc tế.

Có thể nói, ngành du lịch giờ đây đang đứng trước sự chuyển dịch mạnh mẽ của những du khách kĩ thuật số. Việc nâng tầm trải nghiệm cho du khách thông qua các thiết bị di động là xu thế tất yếu.

Ứng dụng công nghệ để gia tăng trải nghiệm số cho du khách 

Đón đầu xu hướng du lịch trực tuyến, Grab Việt Nam gần đây đã đưa ra nhiều sáng kiến giúp trải nghiệm dịch vụ của người dùng Grab tại các thành phố nổi tiếng về du lịch trở nên thuận lợi hơn. Từ cuối năm ngoái, doanh nghiệp đã bắt đầu triển khai lắp đặt các "Ghế đá Grab" ở các khu vực công cộng tại Vũng Tàu, Nha Trang, Quy Nhơn, Đà Nẵng,... Các ghế đá này trước hết cung cấp thêm nhiều điểm gặp gỡ, thư giãn cho người dân và du khách. Ngoài ra, đó còn là những “điểm đến số” gia tăng trải nghiệm cho người dùng.

Mỗi băng ghế đá đều được đánh số thứ tự và được định vị trên ứng dụng Grab. Nhờ đó, người dân và du khách có thể xem mỗi ghế đá như một “địa điểm” để dễ dàng xác định vị trí khi sử dụng các dịch vụ trên ứng dụng Grab như di chuyển, đặt đồ ăn, giao hàng,... Không chỉ vậy, trên mỗi băng ghế còn in các QR code, cho phép người dân và du khách có thể khám phá danh sách các món ăn ngon tại địa phương và nhiều thông tin hữu ích khác cho người dùng Grab.

Tính riêng tại thành phố Đà Nẵng, Grab đã cùng chính quyền địa phương lắp đặt hơn 130 ghế đá tại công viên APEC; công viên biển Phạm Văn Đồng; công viên Nguyễn Văn Linh; công viên Thanh Niên,... để phục vụ cho người dân và du khách. Trong số đó, 50 ghế đá vừa được lắp đặt tại phố đi bộ Bạch Đằng mới được khai trương vào đầu tháng 6 năm nay.

Grab lắp đặt hàng loạt những chiếc ghế đá tại các thành phố nổi tiếng về du lịch. (Ảnh: Grab).

Bên cạnh đó, Grab cũng cho ra mắt "Trạm nón lá" - ý tưởng sáng tạo góp phần tô điểm thêm cho phố đi bộ Bạch Đằng bên cạnh các hoạt động ẩm thực, văn hóa, nghệ thuật đường phố. Với thiết kế độc đáo lấy cảm hứng từ chiếc nón lá truyền thống của Việt Nam, các trạm nón lá đã nhanh chóng trở thành điểm đến check-in "hot" của nhiều du khách và người dân địa phương trong thời gian qua. 

Người dân và du khách có thể check-in tại các trạm nón lá, đạp xe để tranh thủ nhận “deal hời” từ Grab. (Ảnh: Grab).

Thú vị hơn cả, đến với mỗi trạm nón lá, người dân và du khách có thể tham gia thử thách “trạm đua voucher”, đạp xe nhận mã ưu đãi tại chỗ để thoả thích trải nghiệm kho tàng ẩm thực địa phương. Đây đồng thời cũng là trạm sạc điện thoại tiện lợi, giải pháp hữu ích cho dân xê dịch.

Trạm nón lá và ghế đá Grab là hai sáng kiến nằm trong nỗ lực mang tới “trải nghiệm số” xuyên suốt dành cho người dùng của Grab. (Ảnh: Grab).

Thông qua sáng kiến về các “điểm đến số” gồm trạm nón lá và ghế đá Grab, Grab đang khẳng định mục tiêu hàng đầu của ứng dụng là nâng cao trải nghiệm người dùng từ trực tuyến đến trực tiếp. Tại Đà Nẵng, Grab cũng đang đầu tư và cải tiến công nghệ giúp hành khách dễ dàng nhận diện vị trí đón trả, đồng thời đặt được dịch vụ GrabCar và GrabBike một cách an toàn và tiện lợi hơn. Những nỗ lực này đang góp phần tạo ra một “trải nghiệm số” xuyên suốt cho người dùng Grab khi đến Đà Nẵng, từ khi họ đặt chân đến sân bay cho đến suốt thời gian lưu trú tại thành phố biển xinh đẹp này.

Bích Thu

Thống đốc NHNN giải thích lý do không thể đồng thời mở rộng chính sách tiền tệ và tài khoá
Theo Thống đốc do tình hình kinh tế khó lường, không thể có chính sách tiền tệ và tài khóa đồng thời mở rộng, NHNN đã chọn phương án phù hợp để kiểm soát lạm phát, giảm lãi suất, ổn định tỷ giá và thị trường ngoại tệ.