|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Người bán hàng trực tuyến chớ coi thường việc gặp trực tiếp khách hàng

18:11 | 17/05/2018
Chia sẻ
Gặp trực tiếp khách hàng là cách hiệu quả để gây dựng lòng tin và sự trung thành của khách hàng. Nó cho phép hai bên nói chuyện sâu hơn nhiều so với thảo luận trên mạng.

Ngày nay, người tiêu dùng mua giấy toilet bằng cú nhấp chuột, xem những mặt hàng mà họ muốn mua nhờ phần mềm nhận dạng hình ảnh. Họ mua hàng mà không phải rời khỏi nhà – trừ khi họ muốn làm việc đó. Ngay cả những hàng xa xỉ cũng có thể tới nhà người tiêu dung nhờ thương mại điện tử.

LVMH - chủ sở hữu thương hiệu Louis Vuiton, Chandon và Sephora - đạt doanh thu tới 13,44 tỷ USD trong quý đầu tiên của năm 2018 chủ yếu nhờ dịch vụ bán hàng trực tuyến, Entrepreneur đưa tin.

Những câu chuyện thành công như LVMH giải thích lý do khiến các doanh nghiệp đổ các nguồn lực vào truyền thông xã hội, trí tuệ nhân tạo và những trải nghiệm số khác. Nhưng, mặc dù giới doanh nghiệp phát cuồng với những công cụ kỹ thuật số ưu việt nhất, chúng ta vẫn phải đặt câu hỏi: Liệu hoạt động tiếp xúc trực tiếp người tiêu dùng còn cần thiết không?

nguoi ban hang truc tuyen cho coi thuong viec gap truc tiep khach hang
Nếu chuyên viên môi giới bất động sản chỉ thảo luận với khách hàng tiềm năng trên mạng, nguy cơ họ tìm tới chuyên viên môi giới khác sẽ rất cao.

David Tal, người sáng lập kiêm giám đốc điều hành công ty môi giới bất động sản Agentology ở Mỹ, khẳng định tiếp xúc trực diện khách hàng tiềm năng vẫn là yếu tố cần thiết để bán hàng và xây dựng lòng trung thành của người tiêu dùng.

“Hiệp hội Bất động sản Quốc gia Mỹ cho biết, 90% người mua và bán nhà bắt đầu hành trình với hoạt động tìm thông tin trên mạng. Ứng dụng Instant Offers của Zillows cho phép người bán bất động sản nhận và tiền mặt từ người mua mà không phải thông qua nhân viên môi giới.

Mặc dù vậy, các giao dịch bất động sản thường không kết thúc trên mạng. Errol Samuelson, giám đốc điều hành Zillow, nói rằng, mặc dù 33% người bán bất động sản sử dụng phần mềm Instant Offer để bán trực tuyến, 90% số họ vẫn gọi nhân viên môi giới thay vì nhận tiền của người mua qua mạng.

"Thông điệp từ những con số này là: Tương tác trực tiếp vẫn rất quan trọng và những người bán hàng nên đầu tư thời gian và trí tuệ cho nó", Samuelson bình luận.

Hạn chế của tiếp thị trực tuyến

Đương nhiên Internet hỗ trợ chúng ta bán hàng, nhưng nó cũng có một số giới hạn. Thứ nhất, nhờ sự lan tràn của tin tức giả, và vụ bê bối lộ dữ liệu hàng chục triệu tài khoản Facebook, ngày càng nhiều người tiêu dùng nghi ngờ thông tin họ thấy trên mạng, theo một khảo sát của hang tiếp thị Performics và Trường Báo chí Medill ở Mỹ.

Mặt khác, gặp trực tiếp khách hàng là cách hiệu quả để gây dựng lòng tin và sự trung thành của khách hàng. Nó cho phép hai bên nói chuyện sâu hơn nhiều so với thảo luận trên mạng. Nói chuyện trực tiếp tạo điều kiện để người bán giải thích rõ hơn những điều kiện thị trường và hiểu những mối quan tâm cấp bách nhất của khách hàng cũng như những nhu cầu chưa được đáp ứng của họ.

"Trong ngành bất động sản, nếu chuyên viên môi giới chỉ giao tiếp với khách hàng trên mạng, rất có thể họ sẽ tìm một chuyên viên môi giới khác", David Tal nói.

Dữ liệu của Hiệp hội Bất động sản Quốc gia cho thấy 72% người mua gắn bó với chuyên viên môi giới đầu tiên mà họ gặp trực tiếp. Ngoài ra, một cuộc khảo sát của Maritz Global Events, một tập đoàn chuyên tổ chức các sự kiện lớn cho doanh nghiệp, cho thấy khả năng khách hàng tiềm năng mua hàng tăng gấp đôi sau khi họ gặp trực tiếp người đại diện của công ty.

Kim Cương