Ngày 31/7, giá lúa gạo tăng từ 100 đồng/kg đến 500 đồng/kg
Giá lúa gạo hôm nay
- TIN LIÊN QUAN
-
Giá lúa gạo ngày 1/8 lặng sóng, lúa Nàng Nhen ổn định 20.000 đồng/kg 01/08/2024 - 11:54
Khảo sát tại An Giang cho thấy, giá lúa hôm nay (31/7) tăng trở lại.
Theo đó, giá lúa IR 50404 tăng 100 đồng/kg, hiện được thu mua trong khoảng 6.900 - 7.000 đồng/kg. Cùng chiều đi lên, giá lúa Đài thơm 8 cũng được nâng lên khoảng 7.400 - 7.600 đồng/kg, tăng 300 - 400 đồng/kg. Sau điều chỉnh, giá lúa OM 5451 đang được thương lái thu mua từ 7.000 đồng/kg đến 7.200 đồng/kg, cao hơn 100 - 200 đồng/kg so với hôm trước. Tương tự, giá lúa OM 18 cũng được điều chỉnh tăng 200 - 300 đồng/kg, lên khoảng 7.400 - 7.600 đồng/kg. Các giống lúa còn lại không ghi nhận điều chỉnh giá trong sáng nay.
Mặt khác thị trường giá nếp hôm nay không có biến động mới. Theo đó, giá nếp Long An (tươi) tiếp tục đi ngang trong khoảng7.400 - 7.600 đồng/kg. Ba loại nếp 3 tháng (tươi), nếp 3 tháng (khô) và nếp Long An (khô) tạm dừng khảo sát hôm nay.
Giá lúa |
ĐVT |
Giá mua của thương lái (đồng) |
Tăng (+), giảm (-) so với hôm trước |
- Nếp 3 tháng (tươi) |
kg |
- |
- |
- Nếp Long An (tươi) |
kg |
7.400 - 7.600 |
- |
- Nếp đùm 3 tháng (khô) |
kg |
- |
- |
- Nếp Long An (khô) |
kg |
- |
- |
- Lúa IR 50404 |
kg |
6.900 - 7.000 |
+100 |
- Lúa Đài thơm 8 |
Kg |
7.400 - 7.600 |
+300 - 400 |
- Lúa OM 5451 |
Kg |
7.000 - 7.200 |
+100 - 200 |
- Lúa OM 18 |
kg |
7.400 - 7.600 |
+200 - 300 |
- Nàng Hoa 9 |
kg |
- |
- |
- OM 380 |
kg |
6.800 - 7.000 |
- |
- Lúa Nhật |
kg |
7.800 - 8.000 |
- |
- Lúa IR 50404 (khô) |
kg |
- |
- |
- Lúa Nàng Nhen (khô) |
kg |
20.000 |
- |
Giá gạo |
|
Giá bán tại chợ (đồng) |
Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua |
- Nếp ruột |
kg |
16.000 - 20.000 |
- |
- Gạo thường |
kg |
15.000 - 16.000 |
- |
- Gạo Nàng Nhen |
kg |
30.000 |
- |
- Gạo thơm thái hạt dài |
kg |
20.000 - 21.000 |
- |
- Gạo thơm Jasmine |
kg |
18.000 - 20.000 |
- |
- Gạo Hương Lài |
kg |
20.000 |
- |
- Gạo trắng thông dụng |
kg |
17.000 |
- |
- Gạo Nàng Hoa |
kg |
20.000 |
- |
- Gạo Sóc thường |
kg |
18.500 |
+500 |
- Gạo Sóc Thái |
kg |
20.000 |
- |
- Gạo thơm Đài Loan |
kg |
21.000 |
- |
- Gạo Nhật |
kg |
22.000 |
- |
- Cám |
kg |
9.000 - 10.000 |
- |
Bảng giá lúa gạo hôm nay 31/7 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang)
Cũng tại chợ An Giang, thị trường giá gạo hôm nay duy trì ổn định. Riêng giá gạo Sóc thường tăng 500 đồng/kg, lên 18.500 đồng/kg. Cùng lúc, giá gạo thường tiếp tục được bán với giá từ 15.000 đồng/kg đến 16.000 đồng/kg.
Song song đó, giá cám hôm nay lặng sóng và được thu mua từ 9.000 đồng/kg đến 10.000 đồng/kg.
Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao đạt nhiều kết quả tích cực
Phó Thủ tướng ghi nhận và đánh giá cao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN-PTNT) đã chủ động chủ trì và phối hợp với các bộ, cơ quan và 12 tỉnh vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) trong việc triển khai nhiều hoạt động cụ thể và mô hình thí điểm, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Những kết quả này được thể hiện qua các chỉ số như giảm lượng nước tưới, giống, phân bón, tổng chi phí đầu vào, tăng năng suất và lợi nhuận so với mô hình đối chứng, theo Báo Nông nghiệp.
Tuy nhiên, Việt Nam là quốc gia đầu tiên thực hiện giảm phát thải trên lúa với quy mô lớn, nên kinh nghiệm tham khảo còn hạn chế, diện tích canh tác lúa manh mún, nhỏ lẻ, và hạ tầng phục vụ sản xuất chưa đồng bộ.
Số lượng hộ gia đình và doanh nghiệp tham gia liên kết với các hợp tác xã, tổ hợp tác để đầu tư sản xuất và bao tiêu sản phẩm vẫn còn hạn chế. Hiện nay, cũng chưa có nguồn vốn ngân sách riêng trong nước để triển khai Đề án, trong khi quy trình xây dựng và phê duyệt dự án vay vốn của Ngân hàng Thế giới (WB) cần nhiều thời gian.
Qua báo cáo của Bộ NN-PTNT về tình hình sản xuất và xuất khẩu lúa gạo những năm qua và dự báo trong tương lai, có thể thấy rằng ngành lúa gạo Việt Nam đang có cơ hội thuận lợi để phát triển. Đề án này đã khởi tạo một phương thức sản xuất mới, phù hợp với xu thế sản xuất và tiêu dùng, tạo ra bước đột phá về tư duy làm nông nghiệp trong bối cảnh vùng ĐBSCL đang chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Đề án góp phần nâng cao thu nhập và đời sống của người trồng lúa và doanh nghiệp, hiện thực hóa mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Tại cuộc họp này, các bộ, ngành đều thống nhất quyết tâm thực hiện thành công Đề án, đồng thời nhận thức rõ rằng còn rất nhiều công việc phải triển khai. Điều này đòi hỏi sự quyết tâm lớn và sự tham gia tích cực của các bộ, ngành và cơ quan, đặc biệt là sự chủ động của Bộ NN-PTNT và sự vào cuộc quyết liệt của các tỉnh vùng ĐBSCL. Đề án cũng cần được sự quan tâm và bố trí kinh phí thỏa đáng từ ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, sự đóng góp của các doanh nghiệp, hỗ trợ từ các tổ chức và đối tác quốc tế cùng các nguồn lực hợp pháp khác.