Ngày 11/10: Chứng khoán châu Á sụp đổ khi Shanghai, Shenzhen giảm hơn 5%, Nikkei mất gần 4%
Ngày 10/10: Chứng khoán châu Á khởi sắc trước kì vọng nhân dân tệ phục hồi |
Kết phiên, chỉ số Hang Seng giảm 3,54% về 25.266,37 điểm. Chỉ số Shanghai composite giảm 142,38 điểm (5,22%) đóng cửa ở mức 2.583,46 điểm, ghi nhận ngày tồi tệ nhất kể từ tháng 2/2016, theo công ty tài chính Wind Information của Trung Quốc.
Đồng thời, Shenzen composite cũng giảm 6.45% xuống còn 1.293,9 điểm. Chỉ số Taiex của Taiwan giảm 6,31%, đóng cửa ở mức 9.806,11 điểm với cổ phần của nhà sản xuất ống kính và nhà cung cấp của Apple Largan Precision giảm 9,89%.
Không khả quan hơn, chỉ số Nikkei 225 giảm 3,89% đóng cửa ở mức 22.590,86 điểm trong khi chỉ số Topix giảm 3,52% để kết thúc ngày giao dịch ở mức 1.701,86 điểm, với các ngành chính đồng loạt đi xuống.
Ở Hàn Quốc, Kospi tiếp tục xu hướng chung trong ngày bằng cách giảm 4,14% đóng cửa ở mức 2,136,31 điểm.
Tại Australia, ASX 200 giảm 2,74% đóng cửa ở mức 5.883,8 điểm. Chỉ số năng lượng giảm 3,75%, vật liệu giảm 2,56% và khu vực tài chính giảm 2,9%.
Cổ phiếu của các ngân hàng lớn như Commonwealth Bank giảm 2,86%. Các nhà khai thác khoáng sản với Rio Tinto giảm 3,23% và BHP giảm khoảng 3,8%.
Trên thị trường tiền tệ, USD Index (theo dõi đồng USD so với rổ tiền tệ) giao dịch ở mức 95,367 điểm.
Đồng thời, đồng yên Nhật Bản (JPY) giao dịch ở mức 112,22 JPY đổi 1 USD. Đồng đô la Australia (AUD) ghi nhận 1,411 AUD đổi 1 USD.
Tại thị trường dầu, giá đã phục hồi phần nào nhưng vẫn giảm nhẹ trong phiên giao dịch chiều. Dầu thô Brent giao sau kỳ hạn toàn cầu giảm 0,97% xuống 82,28 USD/thùng, trong khi dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 0,98% xuống còn 72,45 USD/thùng.
Tính đến 11h30 giờ HK/SIN, Shanghai compostite giảm 118,39 điểm (4,34%) xuống 2.607,44 điểm và Shenzen composite giảm khoảng 415,49 điểm (5,19%) xuống 7.595,2 điểm. Chỉ số Hang Seng giảm 986,04 điểm (3,76%) xuống 25.207,03 điểm.
Chỉ số Nikkei 225 tiếp tục giảm 1.012,75 điểm (4,33%) xuống 22.483,55 điểm trong khi chỉ số Topix giảm 3,76%. Ở Hàn Quốc, Kospi tiếp tục xu hướng chung khi giảm 3,68%.
Trước đó, chỉ số Taiex của Taiwan giảm 5,72% với nhà sản xuất ống kính và nhà cung cấp của Apple, Largan Precision giảm 9,47%.
ASX 200 giảm 2,39% với hầu hết các ngành giao dịch tiêu cực. Chỉ số năng lượng giảm 3,51%, vật liệu giảm 2,46% và tài chính giảm 2,38%.
Tại Đông Nam Á, cổ phiếu cũng giảm mạnh. Tính đến 10h59 giờ HK/SIN, chỉ số Straits Times của Singapore giảm 2,73% trong khi Jakarta composite giảm 107,24 điểm (1,84%) và KLCI ở Malaysia giảm 2,65%.
Tại thời điểm 8h33 giờ HK/SIN, chỉ số Nikkei 225 giảm 707,34 (3%) xuống 22.804,34 điểm trong khi chỉ số Topix giảm 2,71% xuống 1.716,14 điểm, với hầu hết các nhóm ngành đều giao dịch tiêu cực.
Ở Hàn Quốc, Kospi mất hơn 2% còn 2.182,93 điểm. Trong khi đó, ASX 200 của Australia cũng giảm 110,5 điểm (1.83%) còn 5.939,3 điểm. Chỉ số năng lượng giảm 2,75%, vật liệu giảm 2,02% và tài chính giảm 1,78%. Cổ phiếu của các ngân hàng lớn trong nước gồm Commonwealth Bank giảm 1,46%. Nhà khai thác khoáng sản như Tinto giảm 2,39% và BHP giảm 2,85%.
Phố Wall phiên 10/10 chứng kiến sự sụt giảm mạnh mẽ với chỉ số Dow Jones “bay” 831,83 điểm còn 25.598,74 điểm, trong đó cổ phiếu Intel và Microsoft cùng mất 3,5%.
Chỉ số S&P 500 giảm 3,3% còn 2.785,68 điểm do nhóm ngành công nghệ diễn biến xấu. Đây là phiên giảm điểm thứ 5 của chỉ số này – chuỗi giảm dài nhất kể từ tháng 11/2016, đồng thời chỉ số này cũng giảm xuống dưới các ngưỡng hỗ trợ kỹ thuật quan trọng là đường trung bình trượt 50 và 100 ngày.
Chỉ số Nasdaq giảm 4% còn 7.422,05 điểm.
Giá cổ phiếu của Amazon giảm 6,2%, Netflix giảm 8,4%, Facebook và Apple cùng giảm trên 4%. Tính chung cả nhóm công nghệ của chỉ số S&P 500 giảm 4,8%, ghi nhận phiên giảm mạnh nhất trong 7 năm gần đây.