Ngành thực phẩm và đồ uống 'lên ngôi', Việt Nam sẽ thuộc top 3 Châu Á về tăng trưởng?
Thực phẩm và đồ uống, bán lẻ hút vốn đầu tư nhất |
Sáng ngày 8/8, Triển lãm quốc tế về thực phẩm và đồ uống Việt Nam và Triển lãm quốc tế thiết bị công nghệ chế biến, bao bì thực phẩm và đồ uống Việt Nam diễn ra tại TP HCM.
Hơn 550 doanh nghiệp đến từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự triển lãm. |
Hai triển lãm thu hút hơn 550 doanh nghiệp đến từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự. Tổng khu trưng bày sản phẩm rộng 14.000 m2, với 600 gian hàng.
Điểm nổi bật của hai triển lãm là có trên 3.000 sản phẩm mới, 20 thương hiệu mạnh trong nước thuộc ngành thực phẩm và đồ uống tham gia. Bên cạnh đó, gần 20 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự triển lãm. Trong đó các quốc gia như Ấn Độ, Ba Lan, Thái Lan, Hàn Quốc có bố trí khu gian hàng trưng bày riêng với quy mô lớn...
Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ được bố trí các gian hàng tập trung thành những khu riêng, trong hình là khu gian hàng của Hàn Quốc. |
Phát biểu tại buổi triển lãm, đại diện Bộ Công thương thông tin về diễn biến tổ chức triển lãm trong ba năm trở lại đây, năm 2015 khoảng 250 doanh nghiệp tham gia, năm 2016 là 315 doanh nghiệp và đến năm 2017 là 500 doanh nghiệp góp mặt. Năm nay, số đơn vị tham dự triển lãm đã lên đến con số hơn 550 doanh nghiệp. Có thẻ nói, số doanh nghiệp tham gia triển lãm tỷ lệ thuận với tốc độ phát triển cũng như sức hút của thị trường Việt Nam trong ngành thực phẩm và đồ uống.
Tổ chức giám định kinh doanh quốc tế BMI dự báo, khả năng ngôi hạng thứ 3 châu Á về tăng trưởng trong ngành thực phẩm và đồ uống sẽ thuộc về Việt Nam. |
Theo đại diện Bộ Công thương, khi các doanh nghiệp nước ngoài có mặt tại thị trường Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác đầu tư sản xuất tại các khu công nghiệp, tạo công ăn việc làm cho người lao động, chuyển giao công nghệ, đưa sản phẩm trở nên đa dạng hóa và tiện ích.
Ngoài ra, ngành thực phẩm và đồ uống tăng trưởng mạnh khi điều kiện sống được cải thiện và những lo ngại về sức khỏe ngày càng giá tăng. Theo đó, thiết bị công nghệ chế biến, bao bì thực phẩm và đồ uống cũng là mối quan tâm hàng đầu của người Việt Nam.
Ngành thực phẩm và đồ uống đi lên kéo theo sự phát triển của ngành thiết bị công nghệ chế biến, bao bì của chính thực phẩm và đồ uống. |
Theo ước tính của Bộ Công thương, ngành thực phẩm và đồ uống Việt Nam chiếm khoảng 15% GDP và có xu hướng tăng trong thời gian tới. Tổ chức giám định kinh doanh quốc tế BMI cũng dự báo tốc độ tăng trưởng ngành thực phẩm và đồ uống sẽ cao hơn trong giai đoạn 2016 - 2019, trong đó khả năng ngôi hạng thứ 3 châu Á sẽ thuộc về Việt Nam.
Với dân số 93 triệu người, 56% trong số đó dưới 30 tuổi, thu nhập cải thiện bên cạnh mô hình gia đình trẻ với thói quen mua sắm thực phẩm chế biến sẵn ngày càng phổ biến. Đây được cho là một trong những điều kiện thuận lợi giúp Việt Nam trở thành thị trường tiêu thụ thực phẩm và đồ uống tiềm năng trong khu vực.
Xem thêm |