|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Ngành sản xuất nước ngọt Australia giảm hàm lượng đường chỉ là 'chiêu trò' tránh bị đánh thuế?

09:00 | 28/06/2018
Chia sẻ
Hiệp hội Dược Australia (AMA) kêu gọi chính phủ thực hiện chiến dịch hạn chế tiêu thụ nước ngọt bằng cách đánh thuế. Chủ tịch AMA ông Tony Bartone cho rằng các công ty sản xuất nước ngọt đang cố đánh lạc hướng của dư luận đối với đề xuất tăng thuế bằng cách giảm hàm lượng đường.
nganh san xuat nuoc ngot australia giam ham luong duong chi la chieu tro tranh bi danh thue Khủng hoảng ngành đường thế giới: Giá đường giảm mạnh, cung vượt cầu 10,5 triệu tấn
nganh san xuat nuoc ngot australia giam ham luong duong chi la chieu tro tranh bi danh thue ISO: Nhu cầu đường niên vụ 2017 - 2018 ước tăng gần 2%

Theo Reuters, Các công ty sản xuất nước giải khát lớn ở Australia trong đó có Coca - Cola và Pepsi hôm thứ Hai (25/6) đồng loạt tuyên bố sẽ giảm 1/5 hàm lượng đường trong các sản phẩm nước ngọt. Nỗ lực này kéo dài trong vòng 7 năm nhằm giảm tình trạng béo phì tại Australia - nơi có tới 1/3 dân số đang thừa cân.

nganh san xuat nuoc ngot australia giam ham luong duong chi la chieu tro tranh bi danh thue
Ngành sản xuất nước ngọt Australia giảm hàm lượng đường chỉ là 'chiêu trò' tránh bị đánh thuế? . Ảnh: Reuters

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Australia đứng thứ 5 trong danh sách các nước phát triển có nhiều người béo phì nhất thế giới.

Các nhà sản xuất nước giải khát tại Australia cũng đã chứng kiến xu hướng hạn chế uống đồ uống chứa nhiều đường do lo ngại vấn đề sức khỏe. Các nhà sản xuất, dưới sức ép của đề xuất áp thuế tiêu thụ đường trong đồ uống giống như Brazil đã từng làm hồi tháng 4, đã quyết định giảm hàm lượng đường khoảng 20%.

Giám đốc điều hành Hội đồng Đồ uống Australia, ông Geoff Parker nhận định: “Chúng tôi cho rằng đây là hướng đi đúng đắn. Chúng tôi khuyến khích các ngành công nghiệp cung cấp thực phẩm khác cũng sẽ có động thái tương tự nhằm đấu tranh với tình trạng béo phì”.

Theo ông Parker, hơn 80% hãng và công ty sản xuất nước ngọt không cồn ở Australia đã ký thỏa thuận này, trong đó có cả những nhà sản xuất đồ uống tăng lực như Frucor Suntory và Asahi Beverages, thuộc sở hữu của hãng Schweppes.

Ông Parker nói thêm chỉ bằng việc giảm hàm lượng đường trong đồ uống, các công ty mới tránh được nguy cơ bị áp thuế tiêu thụ đường giống như Anh và Brazil đã làm.

Hội đồng Đồ uống Australia cho hay mục tiêu của các công ty là đến năm 2020 giảm 10% đường/100 ml đồ uống và 20% đường/100 ml đến năm 2025; đồng thời thúc đẩy doanh số sản phẩm có hàm lượng đường thấp.

Năm ngoái, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết việc hạn chế tiêu thụ đồ uống có đường sẽ là phương pháp hữu hiệu giúp giảm cân và các nguy cơ khác liên quan đến thừa cân. Cũng chính vì lý do này mà WHO kêu gọi chính phủ các nước áp thuế đối với đồ uống có đường.

Giảm hàm lượng đường chỉ là “chiêu trò” đánh lạc hướng?

Theo tờ ABC News, mặc dù các công ty cam kết sẽ giảm hàm lượng đường trong đồ uống nhưng không có ràng buộc nào đảm bảo họ chắc chắn sẽ thực hiện cam kết đó.

Đầu năm 2018, Hiệp hội Dược Australia (AMA) kêu gọi chính phủ thực hiện chiến dịch hạn chế tiêu thụ nước ngọt bằng cách đánh thuế. Chủ tịch AMA ông Tony Bartone cho rằng các công ty sản xuất nước giải khát đang cố đánh lạc hướng của dư luận đối với đề xuất tăng thuế nước ngọt.

“Tuyên bố của các công ty dường như đã đánh lạc hướng người dân đối với tình hình thực tế. Chỉ bằng việc áp thuế tiêu thụ đường mới có thể giúp người dân hạn chế dùng đồ uống có đường”, ông Tony Bartone nói.

Ông Greg Hunt nhận định “Dưới góc độ cơ quan quản lý, chúng tôi có thể xử lý vấn đề béo phì thông qua nỗ lực của ngành công nghiệp sản xuất đồ uống và sự hỗ trợ từ phía chính phủ”.

Ông Hunt không đồng ý với đề xuất tăng thuế của AMA do điều này có thể khiến giá các mặt hàng đồ uống tăng lên.

“Chúng tôi biết ở nhiều nước khác, chính phủ áp thuế đối với nước giải khát; tuy nhiên, chúng tôi không muốn chứng kiến giá cả tăng, gây áp lực lên chi phí sinh hoạt của người dân”, ông Hunt nói.

Ông Parker cũng phản đối đề xuất tăng thuế: “Thuế đường không phù hợp với tình hình thực tế. Cả hai Đảng chính trị cũng đã bác bỏ đề xuất này. Không có bất cứ bằng chứng nào cho thấy việc đánh thuế tiêu thụ đường sẽ có lợi cho sức khỏe người dân”.

Xem thêm

Đức Quỳnh

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.