|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Ngành gỗ Việt Nam: Làm gì để thành mũi nhọn xuất khẩu?

08:01 | 09/08/2018
Chia sẻ
Ngày 8/8, tại Hội trường Thống Nhất (TPHCM), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì hội nghị “Định hướng, giải pháp phát triển nhanh, bền vững ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu”. Đây là lần đầu tiên, Thủ tướng Chính phủ trực tiếp lắng nghe, đối thoại với doanh nghiệp (DN) ngành gỗ. Điều này được kỳ vọng sẽ trở thành cú hích lớn cho sự phát triển của ngành chế biến gỗ Việt trong thời gian tới.
nganh go viet nam lam gi de thanh mui nhon xuat khau Việt Nam hướng đến là trung tâm sản xuất đồ gỗ hợp pháp của thế giới
nganh go viet nam lam gi de thanh mui nhon xuat khau Chứng chỉ xanh tỷ USD cho ngành gỗ Việt Nam
nganh go viet nam lam gi de thanh mui nhon xuat khau
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu thăm gian hàng bày sản phẩm gỗ. ẢNH: PV.

Số liệu thống kê từ Bộ NN&PTNT cho thấy, 7 tháng đầu năm 2018, doanh thu xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ Việt Nam đạt trên 5.000 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái (tương đương 55,83% kế hoạch năm) và chiếm 22,6% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng thông tin, hiện cả nước có hơn 4.500 DN chế biến gỗ và lâm sản, trong đó khoảng 1.500 DN vừa chế biến vừa xuất khẩu. Sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến gỗ đang mang lại việc làm cho hàng trăm ngàn lao động trên cả nước. Đến nay, sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt trên 120 quốc gia và vùng lãnh thổ. Năm 2017, ngành này đạt hơn 8 tỷ USD và trở thành ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu đứng thứ 6 của Việt Nam, chiếm 6% thị phần thế giới. Hiện Việt Nam đang đứng đầu khối ASEAN, đứng thứ 2 tại châu Á và thứ 5 trên thế giới về xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ.

Tuy nhiên, một bất cập hiện nay là nguồn nguyên liệu trong nước mới chỉ đảm bảo được khoảng 80% nhu cầu, trong khi chất lượng nguyên liệu gỗ rừng trồng trong nước còn thấp. Theo ông Huỳnh Văn Hạnh, Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TPHCM (HAWA), thì đây chính là cơ hội cho việc phát triển rừng trồng của Việt Nam, bởi xu hướng thị trường thế giới đòi hỏi nguồn gốc gỗ hợp pháp.

Tại hội nghị, nhiều DN chế biến gỗ báo tín hiệu vui: đơn hàng đã kín từ nay đến hết năm 2018. Do đó kỳ vọng mục tiêu xuất khẩu 9 tỷ USD trong năm nay nằm trong tầm tay, thậm chí còn vượt xa. Mục tiêu năm 2025 sẽ là 18-20 tỷ USD. Trong đó, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc tiếp tục là 4 thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam, chiếm 78,5% tổng giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ.

Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TPHCM cho biết, tuy chế biến gỗ và lâm sản không phải là ngành công nghiệp chủ lực của TPHCM nhưng vẫn đạt kim ngạch 1 tỷ USD năm 2017. TP hiện có 894 DN chế biến gỗ và lâm sản, trong đó có 288 đơn vị tham gia xuất khẩu. Dù số lượng nhiều, song phần lớn đều ở dạng vừa và nhỏ, ít vốn, thiếu kinh nghiệm… nên khó cạnh tranh ngay cả trên sân nhà.

Ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công Thương cam kết phối hợp chặt chẽ với Bộ NN&PTNT trong thời gian tới, để thúc đẩy phát triển ngành chế biến gỗ và lâm sản Việt Nam. Ngành gỗ Việt Nam cần kiên trì, kiên quyết nói không với gỗ bất hợp pháp, vì thị trường chính là các nước phát triển, nơi người tiêu dùng quan tâm nhiều tới bảo vệ môi trường. Phối hợp với Chính phủ để thực thi các giải pháp truy xuất nguồn gốc gỗ bất cứ lúc nào.

Nhiều mặt hàng trong nước sản xuất được, chất lượng cao nhưng vẫn phải nhập khẩu vì không có thương hiệu để cạnh tranh được ngay tại thị trường trong nước. Tôi giao Bộ NN&PTNT trong 10 năm tới phải có giải pháp để ngành gỗ Việt Nam trở thành một ngành mũi nhọn của nền kinh tế đất nước. Phấn đấu để Việt Nam trở thành một trung tâm toàn cầu về sản xuất, xuất khẩu đồ gỗ có thương hiệu, có uy tín trên thế giới. Trong đó, năm 2018 phải phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản tối thiểu 9 tỷ USD; năm 2025 đạt 18-20 tỷ USD” - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Xem thêm

Phạm Anh