|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Ngành đậu nành Trung Quốc giằng co giữa thoả thuận giai đoạn một và mục tiêu tự chủ

07:27 | 11/06/2020
Chia sẻ
Nhu cầu đậu nành của Trung Quốc được dự báo sẽ hồi phục trong năm 2020. Câu hỏi đặt ra là nguồn cung đậu nành sẽ đến từ đâu khi họ đang cố gắng giảm sự phụ thuộc vào hàng hàng nhập khẩu nhưng lại phải thực hiện thỏa thuận với Mỹ.

Ngày càng có nhiều lo ngại về vấn đề an ninh lương thực của Trung Quốc khi mối quan hệ giữa nền kinh tế lớn thứ hai thế giới với Mỹ ngày càng căng thẳng. Kể từ khi cuộc chiến thương mại nổ ra, quốc gia châu Á đã luôn hướng về sự tự chủ trong các ngành gồm cả sản xuất và thực phẩm.

Theo Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, năm 2019, quốc gia này nhập khẩu khoảng 86% lượng đậu nành, chủ yếu được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi và dầu ăn, với Mỹ và Brazil là hai nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới. 

Trao đổi với People's Daily, ông Gu Zhenchun, thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nhân dân đại diện cho tỉnh Hắc Long Giang, cho biết khu vực đông bắc phải tìm và nghiên cứu những nguồn cung đậu nành khác và giảm sự phụ thuộc vào hàng nhập khẩu.

Khu vực phía đông bắc của Trung Quốc, gồm các tỉnh Hắc Long Giang, Cát Lâm và Liêu Ninh cùng với Nội Mông Cổ, sản xuất 26% cây đậu nành của Trung Quốc.

“Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung cùng với dịch COVID-19 đã khiến an ninh của sản phẩm thức ăn chăn nuôi và dầu ăn trở nên đang quan tâm. Tìm nguồn cung thay thế đậu nhập khẩu đã và đang trở thành mục tiêu có nhiều cơ quan nghiên cứu chính phủ", ông nói thêm. 

Ông Guo Chengyu, thành viên của Đại hội Nhân dân Quốc gia và Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ thuật Thực phẩm và Sinh học tại Đại học Qiqihar ở tỉnh Hắc Long Giang, đã để xuất chufa, hoặc hạt hổ, để thay thế cho đậu nành.

Trả lời truyền thông địa phương, ông Guo cho biết: “Mở rộng diện tích trông chufa có thể gia tăng sản xuất nguyên liệu cho dầu ăn tươi, tốt cho sức khỏe, giảm phụ thuộc vào hàng nhập khẩu, cải thiện sự bền vững của ngành dầu ăn Trung Quốc”.

Trong một bài báo xuất bản vào tháng 5, các học giả Trung Quốc Li Wei và Zhao Lan từ Đại học Renmin (Bắc Kinh) cũng chỉ ra rằng Trung Quốc từ lâu đã quá phụ thuộc vào đậu nành nhập khẩu từ Mỹ và Brazil, và rằng mối quan hệ giữa Bắc Kinh và 2 quốc gia này đã xấu đi kể từ khi dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát.

Ngành đậu nành Trung Quốc giằng co giữa thoả thuận giai đoạn một và mục tiêu tự chủ - Ảnh 1.

Ảnh: Financial Times.

Tuy nhiên giáo sư Ke Bingsheng, cố vấn của Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc, cho biết Trung Quốc vẫn không nên phụ thuộc vào đậu nành nhập khẩu bất chấp sự căng thẳng thương mại gia tăng.

“Để thay thế nhập khẩu hàng năm, diện tích đất cần cho các đồn điền sẽ tương đương với diện tích canh tác của toàn vùng đông bắc và Bắc Trung Quốc", ông Ke nói.

“Trong quá khứ, các chuyên gia và quan chức đã rất lo ngại việc tăng đậu nành nhập khẩu sẽ gây bất lợi cho Trung Quốc nếu có mâu thuẫn thương mại xảy ra. 

"Tuy nhiên, những lo ngại đó đã hoàn toàn bị xoá bỏ trong chiến tranh thương mại Mỹ - Trung kéo dài suốt hai năm qua. Đậu nành đã đóng vai trò quan trọng trong mối bất hòa này, là công cụ quan trọng cho sự trả đũa của Trung Quốc".

“Vì vậy, tôi không nghĩ việc nhập khẩu đậu nành trong tương lai sẽ không mang nhiều ý nghĩa”, ông Ke kết luận và bổ sung thêm rằng có rất ít sự lựa chọn cho Brazil và Mỹ, những nhà sản xuất đậu nành lớn nhất thế giới, ngoài việc bán cho Trung Quốc.

Nhu cầu đậu nành của Trung Quốc đã giảm do đàn heo bị tàn phá bởi dịch tả heo châu Phi, dẫn tới nhu cầu về thức ăn chăn nuôi giảm. 

Mặc dù vậy sản lượng đậu nành của quốc gia năm trong năm 2019 đã tăng 13% lên mức kỉ lục 18,1 triệu tấn, nhờ diện tích đất canh tác đã tăng lên 10,9%  lên thành 23 triệu ha.

Trong Thỏa thuận giai đoạn một với Mỹ, Trung quốc sẽ mua 200 tỉ USD hàng hóa và dịch vụ từ quốc gia này, trong đó giá trị nông sản là 32 tỉ USD.

Đầu tháng 5, Phó Thủ tướng Trung Quốc Liu He, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin và Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer cho biết sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện thỏa thuận thương mại giai đoạn một.

Standard & Poor's cho biết trong một lưu ý hồi tháng 5 rằng khả năng Trung Quốc tăng lượng mua đậu nành của Mỹ sẽ lớn hơn nếu ngành chăn nuôi của nước này phục hồi và mối đe dọa từ dịch tả heo châu Phi suy yếu, theo South China Morning Post.

Tố Tố