|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Ngành cà phê Việt Nam hướng tới tăng năng suất, chất lượng chứ không tăng diện tích

11:32 | 09/12/2017
Chia sẻ
Trong bối cảnh vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển nhưng lại gặp nhiều bất cập trong tất cả khâu sản xuất, ngành cà phê Việt Nam đang hướng tới chủ trương không tăng diện tích nhưng tăng chất lượng và năng suất ra hạt cà phê.
nganh ca phe viet nam huong toi tang nang suat chat luong chu khong tang dien tich Người trồng cà phê Việt Nam và Brazil trữ hàng chờ giá lên
nganh ca phe viet nam huong toi tang nang suat chat luong chu khong tang dien tich Thị trường cà phê Việt Nam bất ngờ vắng khách dù đã gần cuối năm

Ngày 9/12, hội thảo “Thời kỳ phát triển mới của ngành cà phê Việt Nam” diễn ra tại thành phố Đà Lạt do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN) phối hợp với Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (VICOFA) và một số đơn vị ngành tổ chức.

Phát biểu tại hội thảo, Bộ trưởng Bộ NN Nguyễn Xuân Cường cho biết Việt Nam hiện là nước thứ hai sau Brazil về sản xuất và xuất khẩu cà phê nhân trong tổng số 9,6 triệu tấn vào năm 2016 của cả thế giới. “Nhìn vào con số năng suất, diện tích, tổng sản lượng, chúng ta thấy một bước tiến rất ngoạn mục trong những năm qua. Cùng với đó, ngành công nghiệp cà phê trên bình diện tổng thể chung cũng có nhiều bước tiến kể cả các khâu sơ chế, khâu chế biến và nhất là khâu phân phối.

nganh ca phe viet nam huong toi tang nang suat chat luong chu khong tang dien tich
Bộ trưởng Bộ NN phát biểu tại hội thảo. (Ảnh: Vũ Thắng)

Với việc xuất khẩu đạt 3,4 tỷ USD vào năm 2016, chúng ta đã giải quyết việc làm cho 600 nghìn lao động nông nghiệp trực tiếp làm ngành trồng cà phê và hàng chục vạn lao động gián tiếp trong chuỗi cung ứng ngành cà phê. Như vậy, có thể nói ngành cà phê trong 30 năm qua thực sự đã trưởng thành, góp một phần đóng góp lớn về kinh tế, về xã hội, về các mặt cho kinh tế tăng trưởng chung của đất nước.”

Ngành cà phê Việt Nam đang gặp bất cập ở tất cả khâu trong chuỗi sản xuất

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhận định, ngành cà phê còn rất nhiều bất cập tồn tại.

Thứ nhất, việc liên kết chuỗi, tổ chức áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật ở khâu sản xuất chưa tốt. Bộ trưởng cho biết, trong tổng số 120.000 ha cà phê già cỗi cần phải cải tạo, tập trung trồng mới, phần lớn sau 20 – 25 năm chưa được phục tráng, cải tạo.

Việc lạm dụng đầu vào, các yếu tố vật tư như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,… đặc biệt việc sử dụng tài nguyên nước chưa hợp lý. Kết quả là, giá thành sản xuất hạt cà phê Việt Nam vừa cao mà chất lượng của nguyên liệu hạt cà phê thành phẩm lại bị ảnh hưởng trực tiếp.

Thứ hai, về khâu sơ chế, Việt Nam chủ yếu sơ chế theo phương pháp truyền thống, phơi khô tự nhiên là chính. Tuy nhiên, tình hình biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp khiến ngành cà phê Việt Nam gặp nhiều khó khăn, mất mùa, hạt cà phê bị giảm giá trị.

Về khâu tổ chức chế biến sâu, Việt Nam chỉ đảm bảo chế biến sâu 10% trong tổng 3,4 tỷ USD xuất khẩu cả ngành. Trong đó, chỉ có 300 triệu USD là cà phê hòa tan, được chế biến sâu và tới 1,6 triệu tấn là xuất khẩu nhân, khiến ngành cà phê nội địa không đạt hiệu quả cao.

Về khâu tổ chức thương mại ngành hàng, Việt Nam là nước đứng thứ hai thế giới về sản lượng cà phê nhân nhưng giá cả hàng năm vẫn bấp bênh. Tổ chức liên kết giữa các đơn vị cung cấp, phân phối với khu vực chưa tốt.

Hiện nay, giá cà phê trong nước đang ở mức thấp, giảm từ 45 triệu/tạ vào đầu năm 2016 xuống còn 36 - 37 triệu/tạ. Bộ trưởng nhận định: “Rõ ràng, một nước đứng thứ hai về sản lượng lại hoàn toàn phụ thuộc vào giá cả. Các tổ chức lớn, tập đoàn lớn phải liên kết chặt chẽ để khâu tổ chức thương mại tốt nhất.”

Ngành cà phê Việt Nam vẫn đủ điều kiện để phát triển

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng ngành cà phê Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển trong tương lai nhưng Việt Nam mới chỉ đang làm được một phần nhỏ.

Ông Cường cho hay, Việt Nam hiện chiếm một phân khúc rất nhỏ trong thị trường xuất khẩu cà phê 500 tỷ USD của thế giới, với tốc độ tiêu thụ cà phê trong 5 năm qua và dự báo trong 10 năm tới sẽ tăng trưởng tối đa 2 – 2,5%/năm.

Xét về tiềm năng về thị trường, dân số Việt Nam đang ở mức gần 100 triệu người, với 65% dân số trẻ và 40% lãnh thổ đã đô thị hóa. Xu hướng đô thị hóa sẽ khiến số người tiêu thụ cà phê tăng lên, theo ông Cường.

Vũ Thắng