|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Ngân hàng và ba nhà mạng thống nhất sẽ thu phí trọn gói dịch vụ SMS Banking, có thể ở mức 11.000 đồng/tháng

14:36 | 26/02/2022
Chia sẻ
Với giải pháp này, ngân hàng và nhà mạng đều đảm bảo được lợi ích của mình, đồng thời cung cấp cho khách hàng mức phí hợp lý nhất.

Ngày 25/2, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã làm việc với đại diện của ba nhà mạng lớn tại Việt Nam (Viettel, VNPT và Mobifone) về việc điều chỉnh tính phí dịch vụ SMS.

Tại cuộc họp này, các nhà mạng viễn thông và ngân hàng đã thống nhất giải pháp "thu phí trọn gói" là khả thi, vừa đảm bảo lợi ích của khách hàng nhưng cũng vừa đảm bảo lợi ích của các ngân hàng và của chính các nhà mạng.

Cụ thể, đại diện nhà mạng Viettel gợi ý thu phí trọn gói từ 10.000 VNĐ đến 11.000 VNĐ cho một khách hàng trên mỗi tháng sử dụng dịch vụ SMS Banking và không giới hạn số lượng SMS trong tháng.

Trước đó, đại diện các ngân hàng cho rằng mặc dù ngân hàng là khách hàng lớn của các nhà mạng nhưng lại tính phí cao gấp 2 đến 3 lần so với mức phí tin nhắn của cá nhân sử dụng dịch vụ của các nhà mạng. 

Điều đó dẫn đến việc ngân hàng phải bỏ ra chi phí lớn cho dịch vụ này, trong năm 2021, có ngân hàng đã phải bù lỗ hàng trăm tỷ đồng đối với dịch vụ thông báo biến động số dư.

Ngoài ra, tình trạng giả mạo tin nhắn thương hiệu (SMS brandname) của các ngân hàng nhằm trộm tiền tài khoản của khách hàng lại "bùng phát". Tin nhắn giả mạo hiển thị tên người gửi là ngân hàng, kèm nội dung chứa đường link giả mạo. Nếu truy cập, chủ tài khoản sẽ mất thông tin, bị chiếm đoạn tiền. 

Đồng thời, các ngân hàng phải gửi tin nhắn SMS cảnh báo đến tất cả các khách hàng mà các nhà mạng lại tính phí khi đó ngân hàng lại phải chịu chi phí tăng thêm mà không thu lại được tiền từ khách hàng. Như vậy càng tạo ra gánh nặng cho các ngân hàng,… 

Phản hồi thông tin từ các ngân hàng, đại diện của ba nhà mạng lớn cho rằng, việc áp dụng mức phí 700-800 đồng/tin nhắn cao hơn mức phí đối với cá nhân là do các nhà mạng phải đầu tư trang thiết bị và công nghệ, với kinh phí lớn để tăng độ bảo mật, tốc độ,… nên giá thành của tin nhắn phải cao hơn so với cá nhân sử dụng cùng loại dịch vụ. 

Riêng về tin nhắn giả mạo, đây không phải do lỗi của các nhà mạng mà do thiết bị (điện thoại) của cá nhân khi kết nối với các thiết bị thu (BTS) của Hacker sẽ bị các Hacker lấy cắp thông tin. Nguyên nhân là các điện thoại tại Việt Nam hiện vẫn chấp nhận giao thức công nghệ mạng 1G, 2G,… có độ bảo mật thấp nên dễ bị lấy cắp thông tin.

Để ngăn chặn triệt để được tình trạng tin nhắn lừa đảo SMS brandname, nhà mạng viễn thông cho rằng "chỉ khi nào loại bỏ điện thoại sử dụng sóng 2G thì tình trạng lừa đảo này mới có thể chấm dứt".



Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Diệp Bình

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.