|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Ngân hàng Nhà nước giảm trần lãi suất - DN vẫn khó tiếp cận vốn

04:00 | 23/11/2019
Chia sẻ
Dù Ngân hàng Nhà nước giảm trần lãi suất, nhưng nhiều doanh nghiệp cho rằng, vẫn chưa thể tác động nhiều, khả năng tiếp cận vốn vẫn gặp khó khăn...

Ngân hàng Nhà nước thông báo giảm trần lãi suất huy động và cho vay ngắn hạn 0,5%/năm đối với các lĩnh vực ưu tiên như vốn phục vụ nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa từ ngày 19/11, cùng với đó các ngân hàng thương mại cũng đã giảm lãi suất theo quy định.

Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp cho rằng việc giảm trần lãi suất vẫn chưa thể tác động nhiều, khả năng tiếp cận vốn vay vẫn khó khăn, nhất là với doanh nghiệp vừa và nhỏ. PV Bảo Ngọc phỏng vấn chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu về nội dung này:

Ngân hàng Nhà nước giảm trần lãi suất - DN vẫn khó tiếp cận vốn - Ảnh 1.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu.

PV: Thưa ông, việc Ngân hàng Nhà nước vừa thông báo giảm lãi suất cho vay và lãi suất điều hành tác động như thế nào đến các doanh nghiệp và nền kinh tế?

Ông Nguyễn Trí Hiếu: Ngân hàng Nhà nước quyết định giảm lãi suất trần cho lãi suất huy động từ 5,5% xuống 5 % cho các kỳ hạn cho đến 6 tháng cũng như giảm lãi suất cho kỳ hạn dưới một tháng từ 1 % xuống 0,8%, bên cạnh đó thì Ngân hàng Nhà nước cũng khuyến cáo các ngân hàng giảm lãi suất doanh nghiệp và nhiều ngân hàng cũng đã hưởng ứng và thực hiện chủ trương của Ngân hàng Nhà nước là giảm lãi suất cho vay đặc biệt cho những lĩnh vực ưu tiên.

Tôi nghĩ rằng với tất cả những động thái này thì mặt bằng lãi suất huy động đang được kéo xuống và tôi cũng kỳ vọng là lãi suất cho vay cũng sẽ được. Tuy nhiên, việc giảm lãi suất sẽ không xảy ra trên diện rộng tức thì mà nó cần một độ trễ. 

Trước hết là về lãi suất huy động thì chúng ta biết rằng có nhiều khách hàng của ngân hàng họ cứ trên các ngân hàng với kỳ hạn 3 tháng 6 tháng 1 năm thì lãi suất không thể điều chỉnh tức thì, mà chỉ điều chỉnh sau khi mà kỳ hạn hiện tại hết hạn và đến kỳ hạn tới.

Bây giờ mới có thể điều chỉnh thành ra rất nhiều món tiết kiệm sẽ duy trì lãi suất từ đây cho đến khi hết hạn; có nghĩa rằng nó cần một độ trễ để tất cả các lãi suất huy động mở cho tất cả các kỳ hạn và cho tất cả các sản phẩm sẽ được.

Theo tôi, từ đây cho đến hết tháng 12/2019 và sang đầu năm 2020 thì hầu như là mặt bằng lãi suất sẽ được kéo xuống. Thứ hai, chúng ta biết rằng lãi suất huy động cho đến kỳ hạn 6 tháng được kéo xuống. Tuy nhiên, những kỳ hạn khác là từ 6 tháng trở lên là lãi suất thỏa thuận giữa khách hàng của ngân hàng.

Nếu ngân hàng nào mà họ có thể vẫn duy trì lãi suất cũ, thậm chí có thể tăng lên nữa và không chịu bất cứ một quy định trần của Ngân hàng Nhà nước ngoài ra việc lãi suất giảm trên thị trường từ 5,5% xuống 5% cho kỳ hạn 6 tháng chỉ áp dụng cho những tiền gửi cho đến 6 tháng mà thôi còn từ 6 tháng trở lên là lãi suất thỏa thuận thành ra sẽ có tác dụng nhưng mà tôi nghĩ rằng có thể tác dụng kỳ hạn ngắn.

PV: Tuy nhiên thì một số doanh nghiệp cho rằng việc giảm lãi suất chỉ là trên lý thuyết còn các doanh nghiệp thì vẫn khó tiếp cận nguồn vốn vay của Ngân hàng. Ông nghĩ sao về vấn đề này?

Ông Nguyễn Trí Hiếu: Chúng ta biết rằng trong nền kinh tế Việt Nam có thể nói đến 90% các doanh nghiệp là doanh nghiệp vừa và nhỏ, trên dưới 5% doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp trung thì họ dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng, đặc biệt là khi họ có tài sản bảo đảm.

Ngân hàng Nhà nước giảm trần lãi suất - DN vẫn khó tiếp cận vốn - Ảnh 2.

nhieu ngan hang dong loat giam lai suat trong sang nay hinh 1 Nhiều ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất trong sáng nay, 19/11. (Ảnh minh họa/KT).

Còn 95 % doanh nghiệp còn lại là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó có rất nhiều những doanh nghiệp khởi nghiệp là những doanh nghiệp mà họ không có tài sản bảo đảm, không có báo cáo tài chính đầy đủ và không có lịch sử hoạt động cũng như lịch sử vay tiền ngân hàng thì những doanh nghiệp đó gặp rất nhiều những khó khăn trong vấn đề vay vốn lãi suất.

Họ không vay được vốn cũng chẳng có tác dụng, có thể nói là phần đông các doanh nghiệp tại Việt Nam sẽ không được hưởng gì trong cái việc mà giảm lãi suất cho vay.

PV: Vậy ông có dự báo như thế nào về mặt bằng lãi suất trong năm sau?

Ông Nguyễn Trí Hiếu: Tôi kỳ vọng mặt bằng lãi suất huy động và cho vay sẽ giảm từ đây cho đến cuối năm ở mức độ nhẹ và có thể là nhiều hơn mạnh hơn vào đầu năm 2020.

Tuy nhiên, chúng ta biết rằng tình hình kinh tế của Việt Nam dựa rất nhiều vào kinh tế thế giới có tình hình kinh tế thế giới hiện tại đang có những bất ổn rất lớn. Ngay cả cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc hiện tại cũng chưa có hướng giải quyết.

Trong trường hợp mà Việt Nam bị tác động thì tất cả những vấn đề về tài chính, lãi suất cũng như cho vay cũng sẽ biến động theo hướng tiêu cực hơn thế giới, và tôi nghĩ rằng vấn đề hạ lãi suất lãi càng cần thiết hơn.

Có nghĩa rằng Ngân hàng Nhà nước nên áp dụng chính sách tiền tệ nới lỏng để có thể hỗ trợ các doanh nghiệp tại vì chúng ta biết là trong chính sách tiền tệ nới lỏng việc hạ lãi suất là đương nhiên và từ đó giúp các doanh nghiệp giảm chi phí vốn và hỗ trợ nền kinh tế.

Tuy nhiên, có rủi ro có thể bùng phát lại lạm phát nhưng chúng ta đang kiểm soát lạm phát ở mức rất tốt và tôi tin rằng sang năm mình vẫn có thể kiểm soát được lạm phát.

PV: Vâng xin cám ơn ông./.

Bảo Ngọc

Chủ tịch Sacombank: Tôi không liên quan gì bà Trương Mỹ Lan, Vạn Thịnh Phát
Người đứng đầu ngân hàng nói rằng tất cả tin đồn ảnh hưởng đến ông sẽ ảnh hưởng đến Sacombank, từ đó chắc chắn ảnh hưởng đến quyền lợi của cổ đông.