Ngân hàng Nhà nước đơn giản hóa quy trình giao dịch ngoại tệ
Thông tư điều chỉnh hoạt động giao dịch ngoại tệ giữa Ngân hàng Nhà nước với với tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối, không tác động đến cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế,… Giao dịch ngoại tệ giữa Ngân hàng Nhà nước với với tổ chức tín dụng trên thị trường ngoại tệ trong nước phục vụ cho can thiệp thị trường ngoại tệ theo phương án do Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ.
Thông tư 26/2021/TT-NHNN gồm 4 Chương, 22 Điều và thay thế Thông tư số 02/2012/TT-NHNN ngày 27/02/2012 về hướng dẫn giao dịch hối đoái giữa Ngân hàng Nhà nước với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 27/2013/TT-NHNN ngày 05/12/2013 và Thông tư số 45/2014/TT-NHNN ngày 29/12/2014.
Thông tư nhằm đơn giản hóa hồ sơ thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ, hướng dẫn cụ thể hơn quy trình giao dịch; bổ sung loại hình giao dịch quyền chọn và các thuật ngữ liên quan nhằm đồng bộ các văn bản khác đã được ban hành của Ngân hàng Nhà nước; điều chỉnh nội dung phù hợp với thay đổi sử dụng lãi suất LIBOR (London Interbank Offered Rate – Lãi suất cho vay liên ngân hàng thị trường London) trên thị trường tài chính.
Cụ thể, về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, Thông tư này hướng dẫn giao dịch ngoại tệ giữa Ngân hàng Nhà nước và với tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối. Ngân hàng Nhà nước thực hiện giao dịch ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ trong nước với với tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối theo phương án can thiệp do Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ.
Các với tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối có nhu cầu thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước gửi hồ sơ đăng ký thiết lập giao dịch ngoại tệ đến Ngân hàng Nhà nước theo quy định. Ngân hàng Nhà nước xác nhận việc thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ với với tổ chức tín dụng được phép trên cơ sở kiểm tra bộ hồ sơ đảm bảo đầy đủ, chính xác. Về hồ sơ thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ, Thông tư đã lược bỏ thành phần bản sao Giấy phép và các văn bản chứng minh với tổ chức tín dụng được phép kinh doanh cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trường trong nước.
Thông tư cũng quy định các loại hình giao dịch giữa Ngân hàng Nhà nước với tổ chức tín dụng được phép có quan hệ giao dịch ngoại tệ; trong đó, bổ sung loại hình giao dịch quyền chọn; điều chỉnh quy định về kỳ hạn giao dịch theo hướng linh hoạt theo thông báo của Ngân hàng Nhà nước trong từng phương án can thiệp.
Bên cạnh đó, Thông tư bổ sung hướng dẫn cụ thể hơn đối với quy trình giao dịch và hình thức tổ chức tín dụng gửi xác nhận giao dịch sau khi giao dịch qua điện thoại và đề nghị giao dịch ngoại tệ đến Ngân hàng Nhà nước. Thông tư cũng quy định cụ thể về phương tiện và ngôn ngữ giao dịch, thời gian, thanh toán giao dịch, tạm ngừng, hủy quan hệ giao dịch; chế độ thông tin báo cáo; trách nhiệm của các tổ chức tín dụng được phép và các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước.
Các tổ chức tín dụng đã thiết lập quan hệ giao dịch hối đoái với Ngân hàng Nhà nước trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành tiếp tục thực hiện giao dịch ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước theo các quy định tại Thông tư này, không phải làm thủ tục đăng ký lại với Ngân hàng Nhà nước.
Thông tư số 26/2021/TT-NHNN có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/2.