|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Nga sẽ cần gấp 6 lần số lượng tàu chở dầu nếu muốn chuyển hoàn toàn xuất khẩu sang Châu Á

22:07 | 25/04/2022
Chia sẻ
Để chuyển hướng xuất khẩu sang Châu Á, Nga sẽ gặp nhiều thách thức liên quan đến thời gian giao hàng, số lượng tàu hàng và đưa ra mức chiết khấu đủ hấp dẫn.

Theo Bloomberg, Tổng thống Vladimir Putin đã tuyên bố Moscow có thể tăng mức tiêu thụ năng lượng nội địa và xuất khẩu sang những thị trường mới sau khi các quốc gia “không thân thiện” từ chối dầu Nga.

Kế hoạch trên có vẻ đơn giản, nhưng để thực hiện, Nga sẽ phải đưa ra mức chiết khấu cao và bổ sung thêm rất nhiều tàu chở dầu.

Dòng chảy của dầu

Dòng chảy dầu thô trên biển của Nga không có dấu hiệu chậm lại ngay cả sau khi Moscow tấn công Ukraine.

Lượng dầu xuất khẩu bằng đường biển giảm trong tuần đầu sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine. Nhưng đến tuần đầu của tháng 4, xuất khẩu dầu đã tăng mạnh, một phần do cơn bão khiến hàng loạt tàu hàng phải chờ đợi trên biển Đen đã tan. 

Khối lượng dầu thô mà Nga xuất khẩu bằng đường  biển không có nhiều thay đổi kể sau khi xung đột Ukraine nổ ra.

Tuy nhiên, điểm đến của những con tàu chở dầu lại thay đổi. Số lượng tàu đến Châu Á từ các cảng thuộc Biển Đen, Biển Baltic và thậm chí cả cảng Murmansk ở vùng Bắc Cực tăng đột biến.

Dòng chảy dầu từ các cảng phía tây của Nga đến Châu Á tăng từ con số 0 trước cuộc xung đột lên tới 875.000 thùng dầu/ngày trong tuần đầu tiên của tháng 4. Khối lượng này tương đương tổng số dầu hàng ngày mà Nga chuyển tới Đức, Pháp, Hy Lạp, Italy và Anh trước cuộc xung đột tại Ukraine.

Xuất khẩu tới Châu Âu giảm trong khi Châu Á và những địa điểm không rõ tăng sau khi xung đột Ukraine diễn ra.

Chuyển hướng

Mặc dù các doanh nghiệp dầu của Nga đã chiết khấu tới 30 USD/thùng cho thị trường Châu Âu, Moscow không đưa ra mức khuyến mãi tương tự cho các khách hàng ở Ấn Độ.

Giá chào hàng của dầu Nga tới khách hàng Châu Á sẽ sớm thay đổi, khi nhà máy lọc dầu do nhà nước điều hành chuyển sang các thỏa thuận riêng nhằm tìm kiếm các điều khoản tốt hơn, thay vì mua dầu thông qua chào giá công khai.

Mặc dù vậy, nhiều khả năng sẽ có mức giới hạn cho số lượng dầu mà các nhà máy lọc dầu của Ấn Độ thu mua từ Nga. Việc tăng cường nhập dầu từ Nga sẽ khiến nhập khẩu từ những khu vực khác giảm đi. Ấn Độ sẽ phải lo ngại về ảnh hưởng tới mối quan hệ với các nhà cung cấp truyền thống từ Trung Đông.

Ngoài ra, thành phần hóa học của dầu cũng là một vấn đề lớn. Mỗi loại dầu thô đều khác nhau, và các nhà máy lọc dầu vận hành có lãi nhất khi xử lý một loại dầu hoặc hỗn hợp nhất định.

Khối lượng dầu thô của Nga tăng lên sẽ phải bằng với những loại dầu thô có chất lượng tương tự, xét về mức độ nặng nhẹ và hàm lượng lưu huỳnh mà các nhà sản xuất có thể xử lý.

Cần thêm tàu chở dầu

Dòng dầu thô gia tăng từ các cảng ở miền tây của Nga đến Ấn Độ và Trung Quốc, cũng sẽ gây căng thẳng cho thị trường tàu chở dầu.

Khoảng cách từ các cảng của Nga tới Ấn Độ sẽ cần nhiều tàu và thời gian vận chuyển lâu hơn. Để chuyển một tàu hàng từ cảng Novorossiysk tại biển Đen tới cảng Sikka của Ấn Độ sẽ tốn gấp ba lần thời gian so với việc chuyển hàng tới cảng Trieste tại Italia.

So sánh hải trình từ Novorossiyk tới Sikka và Novorossiyk tới Trieste bằng công cụ Shiptraffic.net.

Chỉ cần mất một đến hai ngày để chuyển dầu thô từ cảng Primorsk hoặc Ust-Luga thuộc vùng Baltic tới Phần Lan, Lithuania hay Ba Lan hoặc một tuần để tới Hà Lan hoặc Đức. Tuy nhiên, chuyến hải trình xuất phát các cảng ở Baltic tới bờ đông Ấn Độ sẽ mất một tháng hoặc thậm chí lâu hơn. 

Các chuyến hàng từ cảng Murmansk thuộc vùng Bắc Cực của Nga thông thường sẽ mất khoảng một tuần để tới cảng Rotterdam (Hà Lan). Tuy nhiên, nếu xuất phát từ Murmansk, để tới cảng Paradip tại bờ đông Ấn Độ cũng sẽ mất tới một tháng.

Với các điểm đến của dầu Nga trước xung đột Ukraine, việc chuyển hoàn toàn dòng chảy dầu tới Ấn Độ sẽ cần từ 5 đến 6 lần số lượng tàu hàng so với hiện tại. Nhu cầu tăng thêm sẽ đẩy giá dầu tăng lên, đây là tin xấu cho bất cứ bên nào phải chịu chi phí vận tải.

Còn có thể bán cho ai?

Nếu Nga chào giá hợp lý, Trung Quốc có thể mua dầu thô để bổ sung vào kho dự trữ chiến lược.

Ngoài ra, còn có những gợi ý về việc các nhà sản xuất dầu của Trung Đông mua dầu giá rẻ từ Nga để chế xuất tại các nhà máy nhà lọc dầu nước ngoài, giải phóng thêm lượng dầu của chính các quốc gia này cho mục đích xuất khẩu. Giá giảm sâu có thể khiến việc mua dầu Nga để chế biến trở thành một đề xuất hấp dẫn, và khối lượng dầu này có thể lên tới 200.000 thùng/ngày.

Nhưng nếu Châu Âu nghiêm túc trong việc loại bỏ dầu thô của Nga, Moscow sẽ gặp nhiều khó khăn hơn để tìm thị trường mới. Trước chiến dịch quân sự, mỗi ngày có khoảng 1,8 triệu thùng dầu của Nga được vận chuyển tới các cảng ở Châu Âu.

Tăng cường tiêu thụ dầu trong nước chỉ có ý nghĩa nếu Nga có thể sử dụng chúng hiệu quả. Trong tình cảnh các lệnh cấm vận và doanh nghiệp nước ngoài rút khỏi Nga, việc sử dụng hiệu quả lượng dầu tăng cường cho nhu cầu trong nước sẽ khó xảy ra.

Tăng doanh số cho người mua không ác cảm với việc mua dầu thô của Nga ở Châu Á là một giải pháp hấp dẫn về mặt hình thức. Tuy nhiên đối với Nga, việc bán cho Châu Á sẽ tốn kém hơn rất nhiều so với bán cho những người mua sẵn sàng trả giá cao ở Châu Âu.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Minh Quang

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.