|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Nạn nhân chịu thiệt hại lớn nhất trong cuộc chiến ngành đường: Giá đường toàn cầu

08:30 | 02/09/2018
Chia sẻ
Khẩu vị người tiêu dùng thay đổi gia tăng khả năng nhu cầu đường giảm trong dài hạn, trong bối cảnh các nhà sản xuất lớn nhất thế giới đang ghi nhận sản lượng cao kỷ lục. 
nan nhan chiu thiet hai lon nhat trong cuoc chien nganh duong gia duong toan cau Sự yếu thế của các đồng nội tệ tác động những cường quốc xuất khẩu đường, cà phê ra sao?

Giá đường đang dao động quanh mức thấp nhất trong ba năm vì các công ty thực phẩm trên toàn thế giới giảm lượng đường trong sản phẩm của họ và chuyển sang các chất làm ngọt thay thế trong bối cảnh lo ngại về sức khỏe gia tăng, gồm bệnh tiểu đường, béo phì và bệnh tim.

Điều này làm tăng khả năng nhu cầu giảm trong dài hạn ngay cả khi các nhà sản xuất đường lớn nhất thế giới đang ghi nhận mức sản lượng cao kỷ lục. Xu hướng giảm của đường lan sang các mặt hàng nông nghiệp khác, chẳng hạn như ngô và lúa mì, các nông sản có nguồn cung dư thừa giảm bớt vì những đợt nóng càn quét tại châu Âu và châu Á hạ dự báo cho vụ thu hoạch năm nay.

Trong khi giá các hợp đồng giao sau tăng 2% đối với ngô và 28% đối với lúa mì, giá đường thô giao sau đã giảm 30,5% trong năm nay xuống còn 10,54 US cent/pound trên sàn giao dịch ICE của Mỹ. Đường hiện là hàng hóa có sự thể hiện tệ nhất trong năm nay và giới đầu cơ đang đặt cược gần 2/1 rằng giá sẽ tiếp tục giảm.

nan nhan chiu thiet hai lon nhat trong cuoc chien nganh duong gia duong toan cau

Sự sụt giảm rõ rệt của giá đường đang diễn ra theo nhiều cách khác nhau trên thế giới.

Và những người thua cuộc là các quốc gia sản xuất lớn như Brazil. Các nhà sản xuất đang bán đường với giá thấp hơn chi phí sản xuất, theo nhiều chuyên gia phân tích.

Triển vọng bi quan đối với giá đường đặc biệt nổi bật, khi các hàng hóa khác đang thể hiện tốt hơn rất nhiều.

“Hiện, đường đang kể cho chúng ta một câu chuyện hoàn toàn khác về phía nhu cầu trên thị trường với những gì chúng ta nghe thấy ở nơi khác”, ông Adam Sarhan, Giám đốc điều hành của 50 Park Investments cho biết. Ông Sarhan đặt cược giá đường sẽ tiếp tục sụt giảm.

Vấn đề của nhu cầu nằm ở việc thay đổi thị hiếu người tiêu dùng. Người tiêu dùng đang bỏ đồ uống có đường lại phía sau để ủng hộ các loại trà đá không đường và nước seltzer có hương vị. Đây là sự ưu tiên chuyển đổi của các công ty nước giải khát lớn.

Doanh số bán soda của Mỹ đã giảm 1,2 tỷ USD trong 5 năm qua, theo Tập đoàn tài chính Susquehanna, trong khi doanh số bán nước có ga đã tăng 1,4 tỷ USD, theo hãng nghiên cứu thị trường IRI.

Coca-Cola đã tung ra loại đồ uống mới không có đường, Diet Coke, lần đầu tiên trong lịch sử của công ty với nỗ lực thúc đẩy doanh số bán hàng. Trong quý gần nhất, Coca-Cola báo cáo tăng trưởng hai con số đối với dòng sản phẩm Coca-Cola không đường của mình, trong khi sản phẩm đồ uống trùng tên tăng 3%.

Tại Tây Ban Nha, PepsiCo cho biết đã giảm 29% lượng đường trong sản phẩm so với năm 2006 và đang hướng tới mục tiêu 2/3 sản phẩm đồ uống có đường chứa ít hơn 100 calo.

Südzucker, nhà sản xuất đường lớn nhất châu Âu, tháng trước đã tham gia với DouxMatok có trụ sở tại Tel Aviv để thương mại hóa một sản phẩm thực phẩm giúp tăng vị ngọt của đường. Công ty cho biết công nghệ này có thể giảm tới 40% hàm lượng đường trong các sản phẩm thực phẩm khác nhau mà không khiến người tiêu dùng nhận ra sự khác biệt về khẩu vị.

nan nhan chiu thiet hai lon nhat trong cuoc chien nganh duong gia duong toan cau
Ảnh: Wall Street Journal.

“Tiêu thụ tại châu Âu và Mỹ không tăng trưởng trong nhiều năm và không có khả năng là do sự gia tăng của các chất tạo ngọt thay thế", theo Judith Ganes Chase, Chủ tịch công ty nghiên cứu hàng hóa J. Ganes Consulting LLC, New York.

Trong khi điều này có khả năng báo trước một sự thay đổi về nhu cầu đường, nguồn cung mặt hàng này ngày càng tăng.

Trong bản cập nhật hàng tháng vào tháng 7, Tổ chức Đường Quốc tế (ISO) cho biết, thặng dư đường dự kiến ghi nhận mức cao chưa từng có ​​trong năm nay, theo sau là thặng dư trong năm tới, nghĩa là lượng đường dư thừa sẽ mất thời gian giải quyết.

Green Pool Commodity Specialists, một công ty tư vấn, dự báo ​​thặng dư đường đạt 19 triệu tấn trong năm nay, mức lớn nhất từ ​​trước tới nay; trong khi INTL FCStone, một công ty môi giới, cho biết thặng dư trong năm nay đã bù đắp hai năm thâm hụt.

Và trong khi các nhà sản xuất đang giảm sản lượng đường, nông dân trồng mía ở Ấn Độ đang mở rộng diện tích sau một loạt các biện pháp để thúc đẩy xuất khẩu đường. Điều này bất chấp thực tế rằng quốc gia này, nhà sản xuất lớn thứ hai thế giới sau Brazil, đã sản xuất 6,5 triệu tấn đường, nhiều hơn lượng tiêu thụ trong năm kết thúc vào ngày 30/9.

Xem thêm

Lyly Cao