|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Quốc tế

Mỹ tranh thủ mua dầu của Nga trước khi lệnh cấm có hiệu lực

21:09 | 31/03/2022
Chia sẻ
Mặc dù là một trong những quốc gia đầu tiên đưa ra lệnh cấm nhập khẩu năng lượng từ Nga, Mỹ vẫn tiếp tục nhập số lượng lớn dầu mỏ bất chấp sự phản đối của dư luận.

Vì sao Mỹ vẫn nhập khẩu dầu bị cấm vận?

Từ ngày 19/3 đến 25/3, theo báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), Washington đã tăng 43% nhập khẩu dầu từ Nga. Dữ liệu của EIA cho thấy, mỗi ngày, Mỹ mua tới 100.000 thùng dầu thô từ Nga.

Trong tuần từ 19/2 tới 25/2, nhập khẩu dầu từ Nga đã bị tạm dừng. Tuy nhiên, đầu tháng 3, khối lượng nhập khẩu dầu thô của Mỹ từ Nga đã tăng lên mức cao nhất trong năm 2022, tới 148.000 thùng/ngày.

Mỹ gia tăng nhập khẩu dầu thô từ Moscow bất chấp việc Tổng thống Joe Biden ban hành lệnh cấm nhập khẩu và đầu tư vào lĩnh vực năng lượng của Nga. 

Năm 2021, nguồn cung dầu của Nga tới Mỹ tăng hơn gấp đôi so với năm 2020, đạt 72,6 triệu thùng, tương đương với 3,3% tổng kim ngạch nhập khẩu của Washington. Nga cũng cung cấp 20% tổng các sản phẩm từ dầu mỏ cho Mỹ.

Lệnh cấm nhập khẩu của Mỹ có thời hạn loại trừ 45 ngày đối với các hợp đồng hiện có. Các nhà nhập khẩu đang tận dụng khoảng thời gian này để tích trữ nguồn dầu thô từ Nga. Theo dữ liệu của  Greenpeace UK, kể từ khi lệnh cấm nhập khẩu được công bố ngày 8/3 đến ngày 27/3, khoảng 10 tàu chở dầu của Nga đã đến Mỹ.

 

Phản ứng của người dân

Trong những ngày sau khi Mỹ cấm nhập khẩu dầu và khí đốt của Nga, bà Audrey Uhlmann và nhóm công sự tại tổ chức Tổ chức Hòa bình xanh tại Anh (Greenpeace UK) đã tạo ra công cụ để theo dõi chuyển động của các tàu chở dầu từ Nga trên toàn cầu.

Bà Georgia Whitaker, một nhà vận động dầu mỏ tại Tổ chức hòa bình xanh tại Anh, nói với trang Protocol: “Các chính trị gia đang nói những điều đúng đắn, nhưng lại không hành động. Mỗi tàu chở dầu đến là thêm một khoản tiền tài trợ cho cuộc chiến".

Trang Twitter thông tin về tàu chở dầu/hóa học Sti Comandante sắp tới Anh. (Ảnh: @RUTankerTracker).

Thông tin về vị trí các con tàu được Twitter cập nhật tự động, dựa trên dữ liệu công khai từ dịch vụ giao diện lập trình ứng dụng (API) của Marine Traffic. Dữ liệu đó đến từ các máy tính và thiết bị theo dõi trên tàu, bao gồm thông tin về nhận dạng, vị trí và điểm đến của chúng.

Theo cô Uhlmann, nhóm khoa học dữ liệu của Tổ chức Hòa bình xanh tại Anh đã bắt đầu bằng cách biên soạn một danh sách các bến dầu và khí đốt của Nga. Bằng cách sử dụng các dịch vụ API của Marine Traffic, nhóm tự động xác định tàu khởi hành từ các bến của Nga mỗi 15 phút và báo cáo vị trí hai giờ một lần trên tài khoản Twitter. 

Mặc dù ban đầu chỉ giám sát các tàu chở dầu cực lớn, nhưng trong tuần trước, dự án đã mở rộng để cập nhật dữ liệu từ tàu chở dầu có sức chở ít nhất là 10.000 tấn. 

Twitter theo dõi của Tổ chức Hòa bình xanh giúp các nhà hoạt động chặn các tàu chở dầu của Nga cập cảng Rotterdam của Đan Mạch. (Ảnh: Axel Heimken/Greenpeace). 

Các nhà hoạt động của Tổ chức Hòa bình xanh đã phản đối sự xuất hiện của một tàu chở dầu Nga ở New York. Trong một nỗ lực tương tự, một nhóm các nhà hoạt động Bắc Âu chèo những chiếc thuyền nhỏ và thậm chí bơi để đối đầu với hai tàu chở dầu cực lớn đến từ Nga và kêu gọi châu Âu từ chối nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch vào đầu tháng này.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Minh Quang

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.