|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Mỹ thông qua dự luật lập cơ quan quản lý tiền điện tử?

07:30 | 28/04/2021
Chia sẻ
Tuần trước, Hạ viện Mỹ đã quyết định thông qua một dự luật thành lập lực lượng chuyên biệt trong quản lý tiền điện tử và tài sản kỹ thuật số, theo Forbes.

Theo Forbes, Hạ viện đã thông qua dự luật song Đảng gọi là "Đạo luật Xóa bỏ Rào cản đối với Đổi mới năm 2021" (HR 1602). Nếu được Thượng viện thông qua và ban hành thành luật thì sẽ tạo ra một nhóm làm việc chuyên về tài sản kỹ thuật số nói chung và tiền điện tử nói riêng, có sự phối hợp giữa Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) với Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai (CFTC). 

Dự luật được ủng hộ bởi hạ nghị sĩ Patrick McHenry (R-NC) của Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện và Chủ tịch Stephen Lynch (D-MA) của Lực lượng Đặc nhiệm về Công nghệ Tài chính.

Dự luật mới của Mỹ về tài sản kỹ thuật số và tiền điện tử có gì?

Hạ nghị sĩ Đảng Cộng hòa McHenry đã nói trong cuộc tranh luận tại Hạ viện rằng: "Điều chúng ta cần là cuộc trò chuyện giữa hai thực thể đó (SEC và CFTC) về bản chất của tài sản kỹ thuật số và tiền điện tử". 

Ông McHenry cũng "than thở" rằng mỗi cơ quan đều xem những thị trường mới này là chứng khoán hoặc hàng hóa, để lại một khoảng trống mà ông mô tả là sẽ ảnh hưởng đến sự điều chỉnh. Theo ông thì không nên nói về tài sản kỹ thuật số, tiền điện tử như "cá hay gà mà đó là sự sáng tạo mới".

"Công dân Mỹ đang bỏ lỡ sự đổi mới và cả mặt trái của những đổi mới đó ... Đây là một trong số ít công nghệ trong 100 năm qua mà Mỹ không phải là những người đứng sau động lực đó", ông McHenry bổ sung.

Mỹ thông qua dự luật lập cơ quan quản lý tiền điện tử? - Ảnh 1.

Hạ viện Mỹ đề xuất dự luật thành lập nhóm làm việc quản lý tài sản kỹ thuật số, tiền điện tử. (Nguồn: Forbes).

Nhóm làm việc quản lý tài sản kỹ thuật số và tiền điện tử sẽ là nhóm đầu tiên thuộc loại này ở Mỹ nếu được Thượng viện thông qua và được Tổng thống Biden ban hành thành luật. Theo dự luật, các thành viên của nhóm làm việc phải được tạo thành với sự kết hợp của các nhân viên từ cả SEC và CFTC cũng như ít nhất một đại diện từ sáu bên là:

(1) Các công ty công nghệ tài chính cung cấp tài sản kỹ thuật số;

2) Các công ty tài chính thuộc thẩm quyền của SEC hoặc CFTC;

3) Các cơ quan hoặc tổ chức tham gia vào nghiên cứu học thuật, vận động chính sách về tài sản kỹ thuật số;

4) Các doanh nghiệp nhỏ tham gia vào công nghệ tài chính;

5) Các tổ chức bảo vệ nhà đầu tư;

6) Các định chế và tổ chức hỗ trợ đầu tư vào các doanh nghiệp chưa được khai thác trước đây.

Trong vòng một năm, nhóm công tác mới sẽ cần cung cấp một báo cáo về khuôn khổ pháp lý và quy định liên quan đến tài sản kỹ thuật số, bao gồm tác động mà sự thiếu rõ ràng của tài sản kỹ thuật số đã gây ra đối với thị trường sơ cấp và thứ cấp. 

Nhóm cũng phải kiểm tra tác động của cơ chế quản lý đối với khả năng cạnh tranh của tiền điện tử ở Mỹ so với các quốc gia khác, đồng thời được yêu cầu cung cấp các đề xuất về những khía cạnh sau với tài sản kỹ thuật số:

(1) Đưa ra các khuyến nghị về những cải tiến trong thị trường tài sản kỹ thuật số sơ cấp và thứ cấp;

(2) Các tiêu chuẩn về lưu ký và quản lý khóa cá nhân đối với trung gian tài sản kỹ thuật số;

(3) Giảm gian lận và thao túng trên thị trường tiền mặt, đòn bẩy và phái sinh, tăng cường bảo vệ nhà đầu tư cho những người tham gia và tuân thủ các nghĩa vụ của Đạo luật Bảo mật Ngân hàng (BSA).

Báo cáo sẽ được gửi đến cả Ủy ban Hạ viện và Thượng viện liên quan cũng như SEC và CFTC.

Tranh luận nội bộ thảo luận về cách Mỹ quản lý thị trường bitcoin và tiền điện tử

Khi phát biểu ủng hộ dự luật của mình, ông McHenry nói, "Thực tế là sách trắng về bitcoin được viết bởi một người tự xưng là Satoshi Nakamoto đã hơn một thập kỷ. Đến nay, sự sáng tạo ra tiền điện tử hiện được định giá hơn 2 nghìn tỷ USD trên toàn cầu".

Chủ tịch Stephen Lynch của Lực lượng Đặc nhiệm về Công nghệ Tài chính – hạ nghị sĩ Đảng Dân chủ - một người đề xuất dự luật cũng đã phát biểu tại Hạ viện về sự gia tăng của tài sản kỹ thuật số trên khắp thế giới. "Theo một ước tính, có 4.000 tiền điện tử và mã thông báo kỹ thuật số đang được sử dụng ngày nay", ông Lynch cho biết.

Ông cũng lưu ý rằng trước đây Mỹ đã tạo ra các quy định mới sau một thảm họa tài chính và trích dẫn dự luật của mình là cơ hội để tạo ra các quy định trước khi một thảm họa tài chính tiềm ẩn như vậy xảy ra lần nữa. 

Đánh giá một cách tích cực về sự tăng trưởng của các thị trường mới đối với nền kinh tế Mỹ, ông Lynch khẳng định: "Tài sản kỹ thuật số có tiềm năng cải thiện giúp các giao dịch trở nên hiệu quả hơn, cải thiện việc huy động vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và tăng cường sự tham gia vào hệ thống tài chính".


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Thu Phương

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.