Sau bitcoin, sẽ là cơn sốt của đồng tiền điện tử của các ngân hàng trung ương
Theo CNBC, xu hướng tạo ra đồng tiền điện tử của ngân hàng trung ương (NHTW) được dẫn dắt bởi các quốc gia lớn như Trung Quốc hay nhỏ như Bahamas khi xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt đang trở nên ngày càng mạnh mẽ.
Đồng đô la kỹ thuật số sẽ giống với các loại tiền điện tử như bitcoin hoặc ethereum ở một số khía cạnh, nhưng khác biệt rõ ở những điểm quan trọng.
Thay vì là một tài sản có biến động giá mạnh, đồng tiền điện tử của NHTW sẽ hoạt động giống như đồng USD hơn và được chấp nhận rộng rãi. Nó cũng nằm dưới sự quản lý sát sao của cơ quan trung ương.
Vẫn còn vô số câu hỏi trước khi một tổ chức lớn như Fed sẽ lấn sân sang. Nhưng động lực đang được xây dựng trên khắp thế giới.
Ông Chetan Ahya, Kinh tế trưởng tại Morgan Stanley, cho rằng động thái ra mắt tiền điện tử của NHTW thực sự có thể phá vỡ hệ thống tài chính. Hiện nay, 86% ngân hàng trung ương trên thế giới đang nghiên cứu về các loại tiền kỹ thuật số.
Một cuộc khảo sát năm 2020 từ Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) đã chỉ ra rằng gần như mọi NHTW trên thế giới ít nhất đã thực hiện một số hoạt động trên các loại tiền điện tử này. Khoảng 60% đang thực hiện thử nghiệm và chỉ 14% đã thực sự khởi động một chương trình thử nghiệm hoặc đang trong quá trình phát triển.
Mới đây nhất, Ngân hàng Trung ước Châu Âu (ECB) cho biết đang bắt đầu với dự án "britcoin" của mình. Họ nói rằng nó sẽ chỉ đơn giản là một đường dẫn cho các ngân hàng, hoạt động như trung gian cho các tài khoản tiền kỹ thuật số.
"Britcoin" này sẽ được gắn với giá trị của đồng bảng Anh để loại bỏ việc nắm giữ nó như một tài sản để thu lợi nhuận. Jeremy Thomson-Cook, Kinh tế trưởng tại Equals Money, cho biết Britcoin có thể có tác động kinh tế dưới hình thức đầu tư rộng rãi hơn vào lĩnh vực công nghệ của Vương quốc Anh và giảm chi phí giao dịch cho các doanh nghiệp quốc tế.
Tiền điện tử đang tạo thách thức lớn đối với hệ thống tài chính hiện tại
Một ưu điểm đang nói là sự ra đời của loại tiền tệ này sẽ cho phép những người không có tài khoản ngân hàng tiếp cận hệ thống tài chính.
Ngoài ra là ưu thế về tốc độ. Các khoản thanh toán chuyển khoản, chẳng hạn như các khoản do chính phủ cung cấp cho người dân trong cuộc khủng hoảng COVID-19, sẽ được thực hiện nhanh hơn và dễ dàng hơn nếu số tiền đó có thể được gửi trực tiếp vào ví kỹ thuật số.
"CBDC mang lại những lợi ích trong việc cải thiện các giao dịch tiền tệ, mà không có tác dụng phụ bất lợi của tiền điện tử khác", theo nhà kinh tế học Anna Zhou của Bank of America.
Trong khi đó, tiền tệ kỹ thuật số cũng tạo ra thách thức đối với các tổ chức tài chính, cả ngân hàng truyền thống và fintech, họ có thể mất tiền gửi do mọi người đều đưa tiền của họ vào tài khoản NHTW. Ngoài ra, nó còn có những lo lắng về quyền riêng tư và lo lắng về việc tích hợp.
Morgan Stanley's Ahya cho biết: "Mặc dù các sáng kiến CBDC của các NHTW không nhằm mục đích phá vỡ hệ thống ngân hàng, nhưng chúng có thể sẽ gây ra những hậu quả gián đoạn không lường trước được. Các loại tiền kỹ thuật số càng được chấp nhận rộng rãi, càng có nhiều cơ hội đổi mới và phạm vi gián đoạn đối với hệ thống tài chính càng lớn".
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/