|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Mỹ, Nhật lên tiếng sau khi Hàn Quốc ngừng thỏa thuận chia sẻ thông tin tình báo với Tokyo

10:27 | 23/08/2019
Chia sẻ
Mỹ và Nhật Bản bày tỏ thất vọng về quyết định ngừng chia sẻ tin tình báo với Tokyo mà Hàn Quốc đưa ra mới đây.

"Mỹ thất vọng và bày tỏ quan ngại sâu sắc về quyết định ngừng chia sẻ tin tình báo với Nhật Bản của Hàn Quốc. 

Chia sẻ thông tin tình báo là hết sức quan trọng đối với hợp tác quốc phòng trong khu vực. Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản an toàn hơn khi làm việc cùng nhau", người phát ngôn Lầu Năm Góc, Trung tá Dave Eastburn nói hôm 22/8.

Thỏa thuận an ninh chung về Thông tin Quân sự (GSOMIA) được ký kết vào năm 2016 và tự động gia hạn vào ngày 24/8/2017. Thỏa thuận này quy định việc chia sẻ dữ liệu tình báo về hoạt động hạt nhân của Triều Tiên và khả năng quân sự ngày càng gia tăng của Trung Quốc.

Mỹ, Nhật lên tiếng sau khi Hàn Quốc ngừng thỏa thuận chia sẻ thông tin tình báo với Tokyo - Ảnh 1.

Mỹ quan ngại về quyết định ngừng chia sẻ thông tin tình báo với Nhật của Hàn Quốc. (Ảnh: AP)

Trong bối cảnh quan hệ Hàn Quốc - Nhật Bản xuống mức thấp nhất trong nhiều năm liên quan tới những căng thẳng về thương mại và chính trị, chính quyền Trump từng kêu gọi Seoul không từ bỏ thỏa thuận vì lo sợ điều này có thể tác động tới cuộc đàm phán với Triều Tiên.

Tuy nhiên, hôm 22/8, Hàn Quốc tuyên bố hủy bỏ thỏa thuận sau cuộc họp kéo dài nhiều giờ của các thành viên Hội đồng an ninh Quốc gia Hàn Quốc (NSC).

Giải thích về quyết định này, Kim You Geun, Phó giám đốc Hội đồng an ninh Quốc gia cáo buộc chính Nhật Bản tạo ra thay đổi nghiêm trọng trong môi trường hợp tác an ninh song phương khi loại Hàn Quốc khỏi danh sách ưu tiên xuất khẩu mà không đưa ra các bằng chứng rõ ràng.

"Trong tình huống này, chúng tôi tin rằng rằng việc duy trì thỏa thuận đã ký với mục đích trao đổi thông tin quân sự nhạy cảm về an ninh sẽ không phục vụ lợi ích quốc gia của chúng tôi", ông Kim nói, cho biết thêm rằng Seoul sẽ gửi thông báo chính thức tới Tokyo trong 2 ngày tới.

Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Taro Kono mới đây kịch liệt phản đối quyết định của nước láng giềng, khẳng định động thái này cho thấy "Seoul đang đánh giá sai hoàn toàn về môi trường an ninh khu vực hiện tại".

"Chúng tôi không thể chấp nhận các tuyên bố từ phía Hàn Quốc và chúng tôi sẽ phản đối Chính phủ Hàn Quốc mạnh mẽ", ông Kono cho hay.

Quan hệ giữa Hàn Quốc và Nhật Bản leo thang sau khi Tòa án ở Seoul ra phán quyết vào tháng 6 yêu cầu các công ty Nhật Bản bồi thường cho các nạn nhân lao động cưỡng bức trong thời gian Nhật Bản chiếm đóng bán đảo Triều Tiên. Tokyo khẳng định vấn đề này đã được giải quyết và không thi hành phán quyết trên.

Tới tháng 7, Tokyo tuyên bố hạn chế xuất khẩu 3 vật liệu công nghệ cao polyimide fluoride, photoresists và hydro fluoride sang Hàn Quốc. 

1 tháng sau đó, Nhật Bản tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa khi quyết định loại Hàn Quốc khỏi "danh sách trắng", bao gồm những quốc gia được hưởng ưu đãi trong đơn giản thủ tục xuất khẩu.

Hàn Quốc đáp trả với động thái tương tự khi loại Nhật Bản khỏi “danh sách trắng” các đối tác thương mại tin cậy, nhận được ưu tiên của nước này.

Song Hy

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.