|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Hàn Quốc sẵn sàng đàm phán với Nhật Bản về danh sách trắng

13:05 | 17/08/2019
Chia sẻ
Hàn Quốc dự định vào tháng Chín này sẽ loại quốc gia láng giềng khỏi "Danh sách Trắng" gồm 29 quốc gia được hưởng ưu đãi về thủ tục xuất khẩu và đưa Nhật Bản vào một danh sách mới khác.
Hàn Quốc sẵn sàng đàm phán với Nhật Bản về danh sách trắng - Ảnh 1.

Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc Sung Yun-mo. (Nguồn: Yonhap/TTXVN)

Theo Yonhap, ngày 17/8, Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc Sung Yun-mo cho biết Seoul đã báo trước với Tokyo về kế hoạch đưa Nhật Bản ra khỏi danh sách về các đối tác thương mại tin cậy và sẵn sàng đàm phán thêm với Nhật Bản nếu cần thiết.

Trên trang Facebook cá nhân, ông Sung Yun-mo viết: “Chính phủ đã báo trước với Nhật Bản về việc đưa nước này ra khỏi 'Danh sách Trắng,' đồng thời giải thích với Tokyo về những chi tiết quan trọng và các thủ tục liên quan đến biện pháp này. 

Nếu cần có thêm những lời giải thích, chúng tôi sẽ thực hiện theo cách mà Nhật Bản mong muốn - bất cứ điều gì, tham vấn hoặc giải thích."

Trước đó, Bộ trưởng Công nghiệp Nhật Bản Hiroshige Seko ngày 15/8 cho biết nước này đã đề nghị Hàn Quốc giải thích rõ hơn về lý do Hàn Quốc sẽ loại Nhật Bản khỏi danh sách các đối tác được hưởng quy chế ưu đãi trong thương mại.

Tuy nhiên, quan chức cấp cao này cho hay Nhật Bản không định tìm kiếm các cuộc đàm phán song phương, nói rằng "đó không phải là vấn đề có thể được quyết định hoặc thay đổi thông qua các cuộc tham vấn."

Hàn Quốc dự định vào tháng Chín này sẽ loại quốc gia láng giềng khỏi "Danh sách Trắng" gồm 29 quốc gia được hưởng ưu đãi về thủ tục xuất khẩu và đưa Nhật Bản vào một danh sách mới khác.

Hàn Quốc tuyên bố để ngỏ các cuộc tham vấn nếu Nhật Bản yêu cầu, trong khi vẫn tiến hành lấy ý kiến công chúng trước khi thay đổi này có hiệu lực.


Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.