|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Hàn-Nhật xúc tiến họp cấp chuyên viên để giải quyết căng thẳng

06:42 | 20/07/2019
Chia sẻ
Quan chức Hàn Quốc cho rằng siết chặt quy định xuất khẩu của Nhật Bản dường như có tác động đáng kể không chỉ tới kinh tế của cả hai nước mà còn đối với chuỗi cung ứng toàn cầu.
ttxvn-xuat_nhap_khau

Một bảng thông báo về việc siêu thị ở Hàn Quốc không bán hàng Nhật Bản nhằm trả đũa quyết định của Tokyo hạn chế xuất khẩu mặt hàng công nghệ cao cho Seoul. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Hàn Quốc đã chính thức đề xuất Nhật Bản cùng tiến hành một phiên họp cấp chuyên viên vào ngày 24/7, sau khi cuộc thảo luận hôm 12/7 giữa giới chức hai bên về căng thẳng thương mại gần đây chưa khơi thông được thế bế tắc.

Trong cuộc họp báo ngày 19/7, Vụ trưởng Vụ Chính sách quản lý thương mại thuộc Bộ Thương mại, công nghiệp và năng lượng Hàn Quốc Lee Ho Huyn cho rằng động thái của Nhật Bản dường như có tác động đáng kể không chỉ tới kinh tế của cả hai nước mà còn đối với chuỗi cung ứng toàn cầu.

Ông cũng cho rằng các cáo buộc của Tokyo về việc Seoul thiếu sót trong khẩu kiểm soát hoạt động xuất khẩu là sai, và bộ này đã gửi qua thư điện tử một văn bản cho phía Nhật Bản để giải thích về cơ chế kiểm soát xuất khẩu của mình. 

Ông Lee Ho Huyn kêu gọi Nhật Bản đồng ý tiến hành các cuộc đàm phán cấp chuyên viên vào ngày 24/7.

Trong cuộc họp báo cùng ngày, Vụ trưởng Vụ Chính sách quản lý thương mại thuộc Bộ Kinh tế, thương mại và công nghiệp Nhật Bản Jun Iwamatsu cho rằng sau những tranh cãi gay gắt giữa hai nước, Seoul phải tạo dựng lại niềm tin với Tokyo, đồng thời nêu rõ những hạn chế thương mại mà Nhật Bản áp đặt với Hàn Quốc không đe dọa chuỗi cung ứng công nghệ toàn cầu.

Dự kiến, quy định hạn chế xuất khẩu của Nhật Bản sẽ được thảo luận tại một cuộc họp của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) tại Geneva, Thụy Sĩ trong các ngày 23-24/7 tới.

Mâu thuẫn giữa Hàn Quốc và Nhật Bản phát sinh từ các quyết định của Tòa án Tối cao Hàn Quốc yêu cầu các công ty Nhật Bản bồi thường cho những nạn nhân phải lao động cưỡng bức trong thời gian Nhật Bản đô hộ bán đảo Triều Tiên từ năm 1910 tới cuối Chiến tranh Thế giới thứ hai.

Dù Nhật Bản luôn cho rằng vấn đề bồi thường đã được hai bên dàn xếp trong hiệp định ký kết năm 1965, cho phép Nhật Bản bồi thường bằng hình thức hỗ trợ tài chính trị giá 500 triệu USD, nhưng các luật sư Hàn Quốc vẫn tiếp tục thực hiện quyết định của tòa án, tịch thu và thanh lý tài sản của các công ty Nhật Bản.

Tháng 1/2019, Nhật Bản đã yêu cầu giải quyết vấn đề bằng các kênh ngoại giao, nhưng phía Hàn Quốc không chấp thuận và khẳng định vấn đề này phải do cơ quan tư pháp giải quyết.

Từ ngày 4/7 vừa qua, Nhật Bản đã siết chặt quy định xuất khẩu sang Hàn Quốc ba vật liệu công nghệ cao dùng trong sản xuất chất bán dẫn và màn hình, gồm nhựa nhiệt dẻo (fluorinated polyimide), chất cản màu (resist) và hydro clorua có độ tinh khiết cao (HF).

Theo một kết quả khảo sát, Hàn Quốc nhập khẩu từ Nhật Bản 94% nhu cầu về các vật liệu trên. Hàn Quốc cáo buộc đây là động thái của Nhật Bản nhằm gây sức ép giải quyết mâu thuẫn song phương về vấn để lao động thời chiến. Tuy nhiên, Tokyo luôn khẳng định biện pháp này được đưa ra vì lý do an ninh.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Lan Phương

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.