|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Mua bản quyền World Cup 2018: Nỗi khổ của VTV

20:45 | 10/06/2018
Chia sẻ
Chậm trễ mua bản quyền truyền hình World Cup 2018, VTV đã phải hứng chịu những lời chỉ trích gay gắt từ dư luận. Ngay cả khi vấn đề này đã được chốt hạ, những “tiếng bấc tiếng chì” vẫn chưa ngừng lại. Nhưng nỗi khổ của VTV thì đã mấy ai hiểu được?
mua ban quyen world cup 2018 noi kho cua vtv Cơ chế bản quyền World Cup của FIFA đã thay đổi ra sao?
mua ban quyen world cup 2018 noi kho cua vtv Loạt ngành hàng chờ kiếm lời từ 'gà đẻ trứng vàng' World Cup

“VTV không thể mua bản quyền World Cup bằng mọi giá”, câu trả lời thẳng thắn của người phát ngôn Đài truyền hình Việt Nam đã làm dậy sóng dư luận.

Đành rằng, với World Cup hay bất cứ một sự kiện lớn nào của thế giới, khán giả cả nước có quyền kỳ vọng vào sự phát sóng của Đài truyền hình quốc gia. Đó là lẽ tự nhiên, dễ hiểu. Nhưng “vì sao VTV không thể mua bản quyền World Cup 2018 bằng mọi giá”?

mua ban quyen world cup 2018 noi kho cua vtv
Bản quyền World Cup 2018 trở thành chủ đề nóng trong năm nay.

Với góc nhìn của một nhà quan sát, Trưởng Ban biên tập VTVcab, bình luận viên bóng đá nổi tiếng Trịnh Long Vũ nêu quan điểm, không thể quy trách nhiệm cho VTV. Đài truyền hình quốc gia luôn cố gắng hết sức để mang đến nội dung hay nhất cho người dân.

Nhưng với các chương trình mà họ tự sản xuất thì còn có thể chủ động được còn với bản quyền World Cup 2018 thì rất khó. VTV cũng chỉ ở vào thế thụ động, mà biểu hiện là họ đã phải đàm phán rất nhiều lần mới đi đến kết quả vừa rồi với sự trợ giúp của một doanh nghiệp.

“Vì sao VTV không thể mua bản quyền WC bằng mọi giá", vì VTV phải tự thu chi về tài chính.

"Họ phải tự thu chi ngân sách. Nếu phải bỏ ra số tiền quá lớn sẽ dẫn đến việc kinh doanh lỗ. Lúc đó có ai đỡ được cho họ không. Hơn nữa, VTV hiện nay có khoảng 4.000 con người. Nếu kinh doanh thua lỗ thì không đảm bảo được quỹ lương, phúc lợi cho nhân viên.

Thực tế, với vai trò của Đài truyền hình quốc gia và với tư cách là đơn vị kinh doanh, VTV mong muốn mua được bản quyền World Cup sớm nhất để có thể khai thác quảng cáo, bù lại chi phí đã bỏ ra mua bản quyền. Nhưng họ không chủ động được", ông Trịnh Long Vũ phân tích.

Trưởng Ban biên tập Truyền hình Cáp cũng cho hay, việc xã hội hóa vấn đề bản quyền truyền hình đã được kêu gọi và thực hiện từ lâu. Điển hình là năm 2006, FPT đã từng sở hữu bản quyền World Cup với giá 2 triệu USD.

Đối với vấn đề bản quyền World Cup 2018, VTV cũng đã thông báo và kêu gọi các đơn vị khác cùng hợp tác. Các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp lớn cũng biết câu chuyện này từ lâu. Nếu có thể, họ đã tham gia sớm hơn chứ không phải đợi đến lúc này mới vào cuộc.

Theo ông Vũ, cũng không nên so sánh Việt Nam với các nước khác trong vấn đề mua sớm hay muộn bản quyền World Cup 2018. Nhiều năm trước, khi nền kinh tế Việt Nam nghèo hơn bây giờ, chúng ta vẫn mua được bản quyền World Cup sớm. Cái giá mà FIFA đưa ra thời điểm đó cũng rẻ hơn rất nhiều.

Còn hiện nay, khi nền kinh tế đã phát triển sang một giai đoạn khác, chúng ta phải chấp nhận một cái giá, một cuộc chơi khác.

Xem thêm

Đào Bích