|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Một tuần nhiều tin tốt xấu đan xen của kinh tế Trung Quốc

10:29 | 16/10/2016
Chia sẻ
Thị trường chứng khoán thế giới tuần vừa rồi biến động tăng giảm đan xen theo sau những tin tức kinh tế trái ngược của Trung Quốc. 
Tòa tháp Vũ hán ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, cao 437m. Ảnh: Reuters

Hôm thứ sáu, chứng khoán thế giới tăng báo cáo chính thức cho thấy chỉ số giá sản xuất của các nhà máy Trung Quốc tăng trong tháng 9 và là lần tăng đầu tiên trong suốt 5 năm. Tuy nhiên, cũng ngày hôm đó, thị trường châu Âu và Phố Wall quay đầu giảm sau khi có thêm thông tin về việc thương mại Trung Quốc vừa trải qua một tháng không mấy khả quan.

Cụ thể, xuất khẩu tháng 9 giảm tới 10% so với cùng kỳ năm ngoái bất chấp đà hạ giá của đồng nhân dân tệ trong năm vừa rồi. Nhập khẩu cũng giảm một cách bất ngờ sau khi tăng cao hồi tháng 8. Nhập khẩu giảm làm dấy lên lo ngại về nhu cầu nội địa của nước này.

Hồi 2015, tăng trưởng GDP Trung Quốc ở mức thấp kỷ lục trong vòng 25 năm. Đến những tháng vừa rồi, kinh tế có nhiều dấu hiệu ổn định trở tại. Chính phủ nước này đặt mục tiêu tăng trưởng GDP ở mức 6,5 đến 7% năm nay, sau khi dừng ở 6,9% hồi năm ngoái.

"Chính phủ Trung Quốc đã có thể làm ổn định kinh tế với nhiều chương trình kích thích, nhưng cho đến nay các chính sách này không hiệu quả như người ta kỳ vọng", Julian Evans-Pritchard, chuyên gia kinh tế từ tổ chức nghiên cứu Capital Economics nói với Reuters.

Theo số liệu mới nhất từ Ngân hàng Thanh toán Quốc tế, các công ty Trung Quốc đang ngồi trên đóng nợ 18.000 tỷ USD, tương đương 169% GDP. Đầu tư tài sản cổ định xuống mức thấp nhất trong 17 năm, trong khi đầu tư tư nhân vẫn mắc kẹt ở mức thấp kỷ lục.

Bất chấp những dấu hiệu bất lợi về kinh tế như trên, hầu hết chuyên gia cho rằng Trung Quốc sẽ đạt mục tiêu tăng trưởng GDP năm nay. Trong một khảo sát của Reuters, 58 chuyên gia kinh tế ước tính rằng GDP quý 3 cũng đạt mức tăng 6,7% như hai quý đầu năm.

Chỉ số giá sản xuất (PPI) tăng 0,1% trong tháng 9, lần tăng đầu tiên kể từ tháng 1/2012 là một trong những dấu hiệu để các chuyên gia có thể lạc quan.

Nhưng với Trung Quốc, các chuyên gia thường có xu hướng nhìn rộng và xa hơn những số liệu chính thức.

"Chúng tôi thường tập trung vào các chỉ số ít được biết đến hơn, xét về lượng nhiều hơn, ít bị ảnh hưởng bởi yếu tố giá hơn, ví dụ khối lượng hàng, lượng hành khách, lượng sàn đang xây dựng và nhiều chỉ số khác nữa", ông Evans-Pritchard nói.

Theo ông, các số liệu GDP chính thức không phải là một chỉ số đáng tin cậy dựa trên những gì xảy ra từ năm 2012.

"Từ năm 2012 dến nay, những số liệu mà chúng tôi đo đạc đều đi chậm lại, nhưng chỉ số tăng trưởng GDP chính thức vẫn dao động chỉ trong một khoảng hẹp".

Dù tổ chức của ông Evans-Pritchard vẫn đưa ra dự báo chính thức cho tăng trưởng GDP năm nay là 6,8%, ông cho rằng dựa trên các dữ liệu của họ, tăng trưởng thực tế chỉ khoảng 5%.

Ít ngày nữa Trung Quốc sẽ tiếp tục công bố số liệu về tín dụng. Trước đó, hồi tháng 8, tăng trưởng tín dụng cao gấp đôi so với hồi tháng 7 do nhu cầu cầm cố thế chấp.

Zhou Hao, chuyên gia kinh tế cao cấp ở ngân hàng Commerzbank nhận xét số liệu tăng trưởng thực ở Trung Quốc là "một câu chuyện phức tạp", nên ông có xu hướng nhìn vào số liệu nợ của Trung Quốc hơn.

Tuần vừa rồi, Trung Quốc công bố hướng dẫn về việc giảm tỷ lệ nợ doanh nghiệp trong trung và dài hạn, vốn có thể đe dọa đến sự ổn định của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Vân Vũ

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.