|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Một số động lực tăng trưởng quan trọng trở nên bất định, yếu tố nào sẽ ảnh hưởng tới triển vọng ngân hàng 6 tháng cuối năm?

14:47 | 22/08/2022
Chia sẻ
Theo các chuyên gia, đối với tăng trưởng lợi nhuận ngân hàng trong 6 tháng cuối năm, độ nhạy của chi phí rủi ro sẽ là động lực chính. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu hình thành được dự báo sẽ tăng trong nửa cuối năm và năm 2023.nhận điịnh rằng độ nhạy của chi phí rủi ro đối với lợi nhuận sẽ là động lực quan trọng trong bối cảnh lo ngại về tăng trưởng.

Một số động lực tăng trưởng trở nên bất định 

Theo báo cáo ngành ngân hàng trong 6 tháng cuối năm, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đã có những thay đổi trong nhận định về triển vọng của ngành trong nửa cuối của năm.

Báo cáo cho hay trong khi vào đầu năm 2022, VDSC kỳ vọng chính sách tiền tệ mở rộng sẽ tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng tại các ngân hàng tư nhân lớn với vốn và thanh khoản tốt. Tuy nhiên, những diễn biến bất ngờ dẫn đến việc lưỡng lự cấp hạn mức tăng trưởng tín dụng mới và phân bổ hạn mức giữa các ngân hàng đã ảnh hưởng dự báo động lực tăng trưởng.

So với báo cáo chiến lược năm 2022, giai đoạn tăng trưởng được đẩy về phía trước do chi phí tín dụng biên giảm nhanh hơn. Tăng trưởng tổng thu nhập danh mục ngành năm 2022 của VDSC được điều chỉnh tăng từ 17% lên 20% trong khi dự báo tăng trưởng lợi nhuận trước thuế năm 2022 tăng từ 27% lên 42%.

Trong khi đó, tăng trưởng tổng thu nhập hoạt động và lợi nhuận trước thuế năm 2023 dự báo được điều chỉnh giảm lần lượt 2% và 8%. 

Cũng theo nhận định của VDSC, trong khi một số động lực tăng trưởng trở nên bất định do bối cảnh vĩ mô nhưng các luận điểm vẫn ổn định. Khi hạn chế trong tăng trưởng tín dụng áp lực các ngân hàng tư nhân lớn, quản lý chi phí rủi ro mang lại sự chắc chắn hơn.

Bên cạnh đó, tìm kiếm tăng trưởng trong một môi trường chi phí cao hơn với những ràng buộc có thể thúc đẩy việc hướng đến chất lượng.Các ngân hàng sẽ phải cân bằng giữa tăng trưởng và hiệu quả tổng thể.  

"Chúng tôi kỳ vọng Techcombank sẽ vượt qua những khó khăn với việc phân bổ vốn hiệu quả trong khi MB sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ bộ đệm dự phòng. Cắt giảm chi phí rủi ro sẽ là quan điểm đầu tư chính trong nửa cuối năm", báo cáo viết.

 

Về nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu hình thành được dự báo sẽ tăng trong nửa cuối năm và năm 2023 nhưng không đổi so với mức trước COVID, với nguyên nhân là nợ cơ cấu và sự bình thường hóa ở việc chuyển nhóm nợ xấu. Dư địa và khả năng tiếp tục giảm chi phí rủi ro tín dụng sẽ phân hóa. Bên cạnh đó các ngân hàng quốc doanh và ngân hàng tư nhân lớn có lợi thế hơn nhờ bộ đệm dự phòng.

Chuyên gia kỳ vọng sự suy giảm tương đối của nợ cơ cấu, gây áp lực lên hình thành nợ xấu và xóa nợ. Tỷ lệ bao phủ có thể giảm ở các ngân hàng quốc doanh do dư nợ các doanh nghiệp lớn nhưng sức khỏe của bảng cân đối sẽ không bị ảnh hưởng tổng thể.

 

 Tỷ lệ nợ xấu hình thành ròng tăng trở lại ở các ngân hàng quốc doanh nhưng giữ mức thấp ở các ngân hàng tư nhân lớn. Đường cong tỷ lệ hình thành nợ xấu cho thấy tín hiệu phục hồi tốt của khách hàng tại các ngân hàng lớn và tại khách hàng trung và cao cấp, tuy nhiên có xu hướng ngược lại từ mảng tài chính tiêu dùng do sự phục hồi chậm của KH thu nhập thấp.

Báo cáo của VDSC cho rằng thu nhập ngoài lãi cũng sẽ chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ của đóng góp từ các công ty con cũng như tăng trưởng bền vững của bancassurance và tài trợ thương mại. Hạn mức tăng trưởng tín dụng dự kiến sẽ có những tác động trái chiều do độ nhạy khác nhau, NIM sẽ được hỗ trợ bởi nền so sánh, thúc đẩy động lượng thu nhập lãi thuần.

Theo VDSC, do cải thiện chi phí rủi ro, ROA và ROE các ngân hàng sẽ tăng trong năm 2022. 

Nhóm ngân hàng tư nhân mất đi một lợi thế lớn 

Hạn mức tăng trưởng tín dụng, một trong những động lực chính của nhóm tư nhân, hiện tiềm ẩn rủi ro điều chỉnh và là ẩn số khi định hướng chính sách không cụ thể. Vì vậy, dù Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cam kết tăng trưởng tín dụng duy trì ở mức 14%, các chuyên gia vẫn chưa chắc chắn về quy mô, tần suất và thời điểm cấp hạn mức và phân bổ giữa các ngân hàng.

Việc thay đổi chính sách tín dụng có thể dẫn đến mức tăng trưởng tín dụng giữa các ngân hàng không lệch nhiều, lấy đi lợi thế tăng trưởng của một số ngân hàng tư nhân.

Bên cạnh đó, việc tăng lãi suất là điều không thể tránh khỏi trong thời gian tới. Chuyên gia của VDSC kỳ vọng làn sóng tăng lãi suất sẽ còn trong vài năm tới nhưng tốc độ sẽ chậm. Hành vi người gửi tiền đã thay đổi tại các ngân hàng số hóa và hệ sinh thái được kết nối tốt.

Cạnh tranh lãi suất có khả năng xảy ra ở các ngân hàng nhỏ hơn, gây áp lực lớn lên NIM do môi trường chi phí đang thay đổi. Kết hợp với cơ cấu kỳ hạn của các ngân hàng, VDSC cho rằng sẽ có ngân hàng được hưởng lợi khi lãi suất huy động niêm yết cao hơn.

Ngoài ra, lãi suất tăng khiến vốn trở nên đắt hơn. Sự gia tăng biên của vốn huy động với chi phí cao đòi hỏi lợi nhuận điều chỉnh rủi ro cao hơn. Với các phân khúc rủi ro hơn có thể mang lại lợi nhuận không như mong muốn do chi phí huy động và chi phí vốn tăng, do đó yêu cầu phân bổ và quản lý vốn hiệu quả sẽ dẫn đến thay đổi chiến lược tại một số ngân hàng. 

 Nguồn: VDSC.

Lãi suất huy động cao hơn, tốc độ giải ngân đầu tư công và hiệu quả sử dụng vốn sẽ quyết định cơ cấu và khả năng tăng trưởng tiền gửi, có thể thu hẹp chênh lệch tăng trưởng tín dụng - huy động do hạn mức tăng trưởng tín dụng bị hạn chế.   

Rủi ro bất động sản được nhìn nhận là rủi ro hệ thống

Các chuyên gia của VDSC nhận định rủi ro bất động sản ở Việt Nam, bao gồm cả vấn đề trái phiếu doanh nghiệp được VDSC nhìn nhận là rủi ro hệ thống và theo đó được phản ánh đồng đều. Sự thắt chặt của thị trường bất động sản hoặc các chủ đầu tư lớn gặp khó khăn sẽ có tác động rộng rãi đến ngân hàng và các thành phần khác. 

Với sự thâm nhập sâu của bất động sản vào hoạt động ngân hàng và vai trò trong nền kinh tế, sự thắt chặt của thị trường bất động sản hoặc các chủ đầu tư lớn gặp khó khăn sẽ có tác động rộng rãi đến ngân hàng và các thành phần khác.

Huyen Vi