|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Một công ty ở Đồng Nai chi đậm 11 triệu đồng trợ cấp cho nhân viên trong mùa dịch COVID-19

18:21 | 15/04/2020
Chia sẻ
Chính sách trợ cấp của công ty Lixil Việt Nam có hiệu lực với cả nhân viên thử việc, theo thông báo chính thức.

Với ảnh hưởng của COVID-19, trong khi nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam phải giảm nhân sự, giảm lương tạm thời hoặc thậm chí "ngủ đông" để duy trì dòng tiền, giảm chi phí hoạt động tối đa, một doanh nghiệp tại Đồng Nai lại gây bất ngờ khi chi trả khoản trợ cấp hào phóng cho nhân viên.

Công ty TNHH Sản xuất Toàn cần Lixil Việt Nam thông báo họ sẽ trợ cấp một lần số tiền lên tới 11 triệu đồng/ nhân viên. Đáng chú ý, khoản tiền trợ cấp sẽ được chuyển tới toàn thể nhân viên làm việc tại thời điểm 31/3, bao gồm cả nhân viên thử việc, nghỉ bệnh hoặc đang nghỉ thai sản.

Trong thông báo, thay mặt ông Kinya Seto, Giám đốc Điều hành Tập đoàn Nixil, ông Nagakawa Yoshihiro, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Toàn cầu Lixil Việt Nam, hi vọng rằng khoản trợ cấp có thể giúp nhân viên vượt qua thời điểm khó khăn.

"Công ty biết rằng khoản trợ cấp này không thể bù đắp tất cả những khó khăn nhưng sẽ góp phần giúp ích cho các thành viên trong đại gia đình Lixil vượt qua thời điểm này, không chỉ bằng tiền mà bằng chính sự quan tâm và cam kết về một tương lai tươi sáng," thông báo của công ty viết.

Công ty TNHH Sản xuất Toàn cần Lixil Việt Nam

Lixil là một doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của Nhật Bản tại Việt Nam với quy mô nhân sự trên 1.500 người. Ảnh: Lixil

Công ty TNHH Sản xuất Toàn cầu Lixil Việt Nam là công ty con của tập đoàn Nixil có trụ sở chính tại Chiyoda, Tokyo, Nhật Bản. Hoạt động tại Việt Nam từ đầu tháng 4/2012, công ty Lixil Việt Nam chuyên sản xuất khung cửa sổ, cửa ra vào, các sản phẩm ngoại thất trong kiến trúc nhà ở.

Số liệu trên website của công ty cho thấy, Lixil Việt Nam có vốn đầu tư cơ bản 40,7 triệu USD tại Việt Nam và có 1.573 nhân sự (tính tại thời điểm tháng 3/2019).

COVID-19 đang khiến kinh tế thế giới đứng trước bờ vực của suy thoái tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại Khủng hoảng những năm 30 của thế kỉ trước, theo một nhận định của Quỹ tiền tệ thế giới (IMF).

IMF cũng cảnh bảo rằng suy thoái có thể sẽ kéo dài sang cả năm 2021 nếu các nhà hoạch định chính sách không có một chiến lược chiến đấu với virus đồng nhất trên phạm vi toàn cầu.

Trong báo cáo mới nhất, IMF kì vọng GDP toàn cầu sẽ giảm 3% trong năm 2020, tồi tệ hơn rất nhiều so với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Trước đó, hồi tháng 1, IMF kì vọng GDP sẽ tăng trưởng dương 3,3%.

Thái Sơn

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).