'Mở cửa' cho doanh nghiệp vận tải nhỏ
Bỏ giới hạn xe tối thiểu sẽ giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia thị trường vận tải |
Khống chế dẫn đến độc quyền
Theo quy định hiện hành, các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách phải có số lượng phương tiện tối thiểu. Cụ thể, tuyến cố định từ 300 km trở lên, kinh doanh vận tải bằng xe buýt phải có tối thiểu từ 20 xe trở lên đối với đơn vị có trụ sở tại các TP trực thuộc T.Ư; từ 10 xe trở lên với đơn vị có trụ sở tại các địa phương, tại huyện nghèo là từ 5 xe trở lên. Tương tự, kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi phải có số xe tối thiểu là 10 chiếc, đối với đô thị loại đặc biệt là 50 xe.
Về đề xuất xe taxi có niên hạn sử dụng không quá 12 năm thay vì 8 năm tại đô thị loại đặc biệt; không quá 12 năm tại các địa phương khác, chuyên gia Phạm Sanh góp ý: “Vấn đề niên hạn bao nhiêu cũng cần có số liệu đánh giá tác động môi trường, xã hội để đưa ra con số phù hợp. Tùy điều kiện từng quốc gia khác nhau, mức niên hạn cũng sẽ khác nhau”.
Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long đánh giá, đây là điều kiện không phù hợp, làm mất tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp (DN), không cho DN vừa và nhỏ có cơ hội tham gia cuộc chơi. “Trong bối cảnh chúng ta đang khuyến khích mô hình khởi nghiệp, những DN mới thành lập, vốn ít, sao có thể bắt làm quy mô lớn?”, ông Long nói.
Đồng quan điểm, ông Lê Trung Tính, Chủ tịch Hiệp hội Xe khách liên tỉnh và du lịch TP.HCM phân tích hiện nay chi phí đầu tư 2 xe giường nằm đã mất 10 tỉ đồng, một số vốn không nhỏ đối với các DN mới khởi nghiệp. Vì vậy, nhà nước nên có chính sách khuyến khích càng nhiều DN tham gia thị trường càng tốt. Khi đó, các DN lớn cũng sẽ phải tự nâng cao chất lượng, đảm bảo dịch vụ để giữ khách. “Sau một thời gian quy định khống chế số lượng xe tối thiểu không mang lại hiệu quả, điều chỉnh lại là một tín hiệu đáng hoan nghênh”, ông nhấn mạnh.
Chuyên gia giao thông Phạm Sanh nhận định không chỉ làm mất tính cạnh tranh của thị trường, việc quy định số lượng xe tối thiểu là không có căn cứ. “Chỉ tập trung phát triển các “ông lớn” rất dễ đẩy đến tình trạng độc quyền, lợi ích tập trung cục bộ, thiệt hại lớn nhất vẫn là người tiêu dùng gánh chịu”, ông Sanh cảnh báo.
DN yếu kém sẽ tự thanh lọc
Trước nhiều ý kiến cho rằng bỏ quy định số lượng xe tối thiểu sẽ dẫn đến tình trạng khó quản lý các DN vận tải quy mô nhỏ, khiến thị trường hỗn loạn, ông Lê Trung Tính khẳng định: Trong kinh tế có khái niệm “bàn tay vô hình”, nghĩa là thị trường sẽ tự sắp xếp, điều hòa và vận hành hợp lý. DN có quy mô nhỏ sẽ chọn phân khúc thị trường vừa phải, phù hợp để hoạt động.
Chuyên gia Phạm Sanh cũng cho rằng nhà nước chỉ cần quản lý kỹ “đầu ra”. DN nào trong thời gian hoạt động có dấu hiệu vi phạm phải có chế tài xử phạt nghiêm minh.
Chủ tịch Hiệp hội Taxi TP.HCM, ông Tạ Long Hỷ có cùng nhận định việc bỏ quy định số lượng xe tối thiểu không đáng ngại về quản lý. Theo ông Hỷ, DN nào yếu kém hay làm ăn chụp giật sẽ bị chính khách hàng, thị trường sàng lọc, tẩy chay. “Chính quyền địa phương cũng sẽ có sự khống chế, điều tiết linh hoạt nên không cần lo ngại hỗn loạn thị trường hay quản lý khó khăn”, ông Hỷ nói.
Bộ Giao thông Vận tải lên tiếng về việc dừng cấp phép mới Uber và Grab
Chiều 20/6, Bộ Giao thông Vận tải đã phát đi thông báo liên quan đến việc một số phương tiện thông tin truyền thông đề ... |
Doanh nghiệp vận tải, điện tử, giày dép cũng lao vào bất động sản
Làn sóng đầu tư ngoài ngành vào bất động sản (BĐS) đang trở lại mạnh mẽ khi nhiều doanh nghiệp tuyên bố rót vốn khủng ... |
Xăng “cõng” thuế môi trường, DN vận tải lo phá sản
Các doanh nghiệp vận tải đang đứng ngồi không yên, thậm chí lo phá sản nếu mức thuế bảo vệ môi trường... |