|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Máy bay C919 'Made in China' cất cánh lần đầu tiên

20:02 | 05/05/2017
Chia sẻ
Chiếc máy bay chở khách cỡ lớn do Trung Quốc sản xuất, C919, đã cất cánh thành công trong vòng 90 phút trong ngày hôm nay (5/5). Đánh dấu cột mốc quan trọng trong ngành máy bay của Trung Quốc, đưa nước trở thành một trong những nhà chế tạo máy bay hàng đầu thế giới.
may bay c919 made in china cat canh lan dau tien
Máy bay C919 cất cánh lần đầu tiên thành công, đưa Trung Quốc lên vị trí thứ 4 trong danh sách những nước chế tạo máy bay hàng đầu thế giới.

Tân hoa xã cho biết chuyến bay thử nghiệm này mang ý nghĩa Trung Quốc đã trở thành “một trong những nhà chế tạo máy bay hàng đầu thế giới”, xếp thứ tư chỉ sau Mỹ, châu Âu và Nga.

Chi phí sản xuất chiếc C919 này là 8,6 tỷ USD. Sản phẩm này đã vượt qua hàng loạt các kiểm tra kĩ thuật và an toàn sau khi hoàn thành sản xuất vào 2015.

Mẫu máy bay được tập đoàn Hàng không Thương mại Trung Quốc (Comac) phát triển trong 7 năm. Comac cho biết, mặc dù sản phẩm do Trung Quốc sản xuất, các doanh nghiệp nước ngoài đóng một vị trí quan trọng trong việc cung cấp các thành phần hệ thống.

Theo đó, hệ thống điều khiển, tay lái và phanh, động cơ phụ và định vị của máy bay do hãng Honeywell Aerospace (Mỹ) sản xuất. Trong khi, động cơ của C919 do công ty CFM International (công ty liên doanh giữa General Electric của Mỹ và Safran của Pháp) phát triển.

may bay c919 made in china cat canh lan dau tien

C919 có sức chứa 168 hành khách và tầm bay 5.555 km, thuộc phân khúc độc quyền của mẫu Boeing 737 và Airbus A320.

may bay c919 made in china cat canh lan dau tien

Bên cạnh đó, mẫu sản phẩm do quốc gia đông dân nhất thế giới sản xuất còn có nhiều ưu điểm hơn mẫu máy bay của Boeing và Airbus về khả năng tiết kiệm nhiên liệu, chi phí điều hành và khí thải carbon.

may bay c919 made in china cat canh lan dau tien

Thiết kế C919 là sự kết hợp của những mẫu máy bay tốt nhất ở thời điểm hiện tại, với phần cánh giống với mẫu Airbus A3510 và phần thân được làm giống mẫu Airbus A320.

may bay c919 made in china cat canh lan dau tien
Ảnh minh họa. (Nguồn: Quora)

Theo ông Derek Levine, tác giả cuốn sách “The Dragon Takes Flight”, với việc cung cấp các khoản vay với lãi suất thấp, chính phủ Trung Quốc có thể khuyến khích các hãng không nhà nước mua C919 hoặc máy bay phản lực khu vực nhỏ hơn do quốc gia này sản xuất.

Comac ước tính doanh số bán sản phẩm này sẽ vượt qua 2.000 chiếc trong vòng 20 năm tới.

Tuy nhiên, ông Levine cho biết thêm: “Mẫu C919 sẽ không tạo ra mối đe dọa cho phân khúc máy bay thân hẹp của Boeing và Airbus. Vì đến khi sản phẩm sẵn sàng ra mắt thị trường, nó sẽ vào khoảng 15 năm sau khi mẫu máy bay mới hơn của Boeing và Airbus cất cánh”.

Ngoài ra, Cơ quan Quản trị Hàng không Liên bang (FAA) vẫn chưa trao chứng chỉ được phép bay đối với C919, do đó hạn chế khả năng tiếp cận thị trường nước ngoài của sản phẩm.

Trong một diễn biến khác có liên quan, Boeing đã mở trung tâm hoàn thiện máy bay đầu tiên ở nước ngoài tại Trung Quốc vào tháng 3 năm ngoái. Trước đó, đối thủ của họ là Airbus đã thiết lập nhà xưởng lắp rắp hoàn thiện sản phẩm ở Trung Quốc vào năm 2008.

Boeing dự đoán sự tăng trưởng nhanh chóng của tầng lớp trung lưu ở Trung Quốc sẽ tạo ra 1.000 tỷ USD đầu tiên cho thị trường vận tải hàng không. Để đạt được con số này, Trung Quốc sẽ cần thêm khoảng 7.000 máy bay trong vòng 20 năm tới, sấp xỉ 30% tổng nhu cầu của thế giới.

Ông John Burns, chủ tịch Boeing ở Trung Quốc, nói rằng: “Boeing có tầm nhìn và chiến lược dài hạn ở thị trường Trung Quốc. Chúng tôi vừa là nhà cung cấp, khách hàng, đối thủ và đối tác kinh doanh với ngành vận tải hàng không của Trung Quốc. Comac là một công ty đáng được tôn trọng và sản phẩm của họ sẽ cạnh tranh trên thị trường máy bay toàn cầu. Đến lúc đó, chúng tôi sẽ cùng cạnh tranh và hợp tác với nhau”.

Airbus cũng “chào đón” cuộc cạnh tranh vì cho rằng C919 “là một sản phẩm tốt cho sự phát triển của thị trường”, ông Amelia Xu, người đại diện của Airbus Trung Quốc phát biểu.

Lyly Cao