|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

M&A Việt Nam: Thái Lan, Nhật Bản, Singapore vẫn là người mua chủ yếu

07:23 | 19/08/2016
Chia sẻ
Trong khi Nhật Bản đầu tư vào các công ty hàng không, xăng dầu, dược phẩm thì Singapore tập trung vào bất động sản thương mại, Thái Lan nổi lên ở lĩnh vực bán lẻ. Các ngành bán lẻ, công nghiệp tiêu dùng, bất động sản tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị các thương vụ M&A tại Việt Nam.

Diễn đàn M&A Việt Nam 2016 vừa được tổ chức tại TP Hồ Chí Minh với chủ đề "M&A trong không gian kinh tế mở".

Theo báo cáo của nhóm nghiên cứu MAF, hoạt động M&A Việt Nam năm 2015 đạt mốc kỷ lục 5,2 tỷ USD được thiết lập từ năm 2012. Đặc biệt, chỉ tính riêng đầu năm 2016, giá trị M&A ước tính đã vượt mốc 3 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2015 và dự báo một năm sôi động cho các giao dịch mua bán, sáp nhập tại Việt Nam.

tin nhap 20160819071622

Dự báo năm 2016, giá trị M&A có thể đạt mốc 6 tỷ USD - xác lập một mốc kỷ lục mới. Không chỉ xác lập kỷ lục, các thương vụ M&A tỷ đô có thể tạo ảnh hưởng đến nhiều ngành quan trọng, nhiều ngành và thị trường kinh tế nói chung.

Xét về số lượng thương vụ, 60% thương vụ giữa các doanh nghiệp nội địa, quy mô nhỏ và vừa quanh mức 5 triệu USD. Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục đóng góp vai trò trong các thương vụ quy mô lớn từ 30 -100 triệu USD.

Thái Lan, Nhật Bản, Singapore vẫn là những người mua chủ yếu tại Việt Nam. Trong khi Nhật Bản đầu tư vào các công ty hàng không, xăng dầu, dược phẩm thì Singapore tập trung vào bất động sản thương mại, Thái Lan nổi lên ở lĩnh vực bán lẻ. Các ngành bán lẻ, công nghiệp tiêu dùng, bất động sản tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị các thương vụ M&A tại Việt Nam.

tin nhap 20160819071622

Đi đầu trong các thương vụ M&A trong năm qua là ngành bán lẻ, tiêu dùng, chiếm tới 38,46% tổng giá trị. Trong đó, quy mô của hai thương vụ M&A Thái Lan chiếm 24,8% giá trị M&A trong năm 2015 và nửa đầu 2016.

Thương vụ đáng chú ý nhất ngành bán lẻ là Central Group mua lại BigC Việt Nam với giá 1.140 tỷ USD. Diễn đàn M&A cũng bình chọn đây là thương vụ mua lại tiêu biểu nhất năm 2015 - 2016. Ngoài ra, có thể kể đến Vingroup mua Maximark tuy không được tiết lộ giá trị thương vụ nhưng giới chuyên môn đánh giá giá trị không hề nhỏ. Thương vụ tỷ đô khác là Singha trở thành đối tác chiến lược của Masan với giá trị 1,1 tỷ USD thông qua nắm giữ 25% cổ phần Masan Consumer Holding và 33% cổ phần Masan Berwery.

Trong ngành bất động sản, hoạt động M&A tiếp tục diễn ra trong những tháng đầu năm 2015 và các tháng đầu năm 2016. Đáng chú ý là Keppel Land mua lại 40%, tương đương 93,9 triệu USD dự án Empire City quận 2. Ngoài ra, thị trường cũng chứng kiến nhiều giao dịch tài sản đầu tư như thương vụ A&B Tower (TP HCM), Khu resort The Nam Hai (Quảng Nam), TNT Tower (Hà Nội) và khu resort Six Sense Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu).

Ở lĩnh vực tài chính, ngân hàng, năm 2015 có 4 vụ sáp nhập ngân hàng tiêu biểu gồm VietinBank và PG Bank, Sacombank và Southern Bank, Mekong Bank và Maritime Bank, BIDV và MHB. Thị trường ngân hàng qua những thương vụ M&A đã tạm thời có một bức tranh mới.

Xu hướng mua lại công ty tài chính cũng được thể hiện rõ với sự tham gia của các ngân hàng trong nước cũng như các đối tác nước ngoài. Các ngân hàng SHB, VPBank, MBBank đều tham gia mua lại các công ty tài chính từ các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước và tái cơ cấu thành các công ty cung cấp tài chính, tiêu dùng. Thương vụ đáng chú ý nhất năm là Credit Saison Nhật Bản đầu tư vào HDBank finance và Công ty Bảo hiểm Dongbu đầu tư vào Bảo hiểm Bưu điện PTI.

Khổng Chiêm

Sếp Vicem Hà Tiên: Giá bán xi măng vào sân bay Long Thành 'rất chua chát'
Lãnh đạo công ty cho biết thường cung cấp 50-100% sản lượng xi măng ở các dự án lớn phía Nam, theo đó kỳ bạn cung cấp ít nhất gần nửa triệu tấn cho siêu dự án này dù giá biên lợi nhuận không cao.