|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Lùi bước, sang ngang, giải quyết mớ hỗn độn là con đường ngắn nhất dẫn đến vị trí giám đốc

15:05 | 23/12/2019
Chia sẻ
Vị trí giám đốc là giấc mơ của nhiều người và con đường dẫn tới đỉnh cao cũng không dễ dàng. Những người bứt phá ngoạn mục để giành vị trí dẫn đầu luôn thực hiện những bước chuyển sự nghiệp táo bạo và kiên trì tiến tới đỉnh cao

Mọi người thường tin rằng một tấm bằng MBA ưu tú, một công việc trong mơ ngay khi ra trường tại các công ty uy tín là những bước đi bắt buộc của một nhà lãnh đạo nhưng dữ liệu khảo sát của Havard cho thấy một bức tranh hoàn toàn khác.

Nhóm chuyên gia HBR đã thực hiện một nghiên cứu kéo dài 10 năm về các CEO trẻ tập hợp một bộ dữ liệu gồm hơn 17.000 đánh giá điều hành và nghiên cứu sâu 2.600 trường hợp để phân tích cách thức đạt tới thành công.

Nghiên cứu phát hiện ra sự thật thú vị: những người thành công bứt phá ngoạn mục để giành vị trí dẫn đầu không cần nhờ tới một cuốn gia phả hoàn hảo. Họ đạt thành tựu đó bằng cách thực hiện những bước chuyển sự nghiệp táo bạo và kiên trì tiến tới đỉnh cao.

Nhóm chuyên gia HBR đã nhận thấy 3 chiến lược chung và ngắn nhất của nhóm CEO trẻ này. 97% trong số họ đã thực hiện ít nhất một trong 3 chiến lược và gần 50% số họ đã thực hiện tối thiểu 2 giải pháp (Ngược lại, chỉ có 24% các CEO ưu tú có bằng MBA).

Chuyên gia Havard tiết lộ con đường ngắn nhất dẫn đến vị trí CEO - Ảnh 1.

Nhờ những chuyển biến táo bạo, các CEO cũng xây dựng và cải thiện được một số phẩm chất cần thiết cho vị trí lãnh đạo. Ảnh: Getty

Đi từ thấp đến cao

Con đường đến ghế CEO hiếm khi chạy theo một đường thẳng. Đôi khi, bạn phải lùi một bước hoặc sang ngang để tiến xa hơn. 

Hơn 60% CEO trẻ từng giữ các vị trí thấp hoặc nhận quản lí một dự án hoàn toàn mới của công ty như một sản phẩm hoặc bộ phận mới, chuyển đến chi nhánh nhỏ hơn để đảm nhận trách nhiệm lớn hơn hoặc bắt đầu kinh doanh riêng. 

Dù tình huống là gì, họ đều biết cách tận dụng nó làm cơ hội để xây dựng thành tựu cho bản thân từ đầu cũng như tạo ra ảnh hưởng lớn cho cả doanh nghiệp.

Ở tuổi 20, James được tuyển dụng vào vị trí nhân viên phát triển kinh doanh và chiến lược cho một doanh nghiệp truyền thông và tiếp thị trị giá hàng tỷ USD. Ở giai đoạn đầu của sự nghiệp, anh được trao cơ hội xây dựng chi nhánh mới. 

Nhiệm vụ này khiến ông cảm thấy vừa bị giáng chức hoặc ít nhất là một nhiệm vụ quá khó khăn khi bỗng nhiên phải nhận bản kế hoạch doanh nghiệp trống trơn với một tương lai quá mơ hồ. 

"Khi tôi bắt đầu, mọi thứ không có gì hết và chúng tôi đã xây dựng doanh nghiệp đó lên tới 250 triệu USD", ông nói. 

Bằng cách xây dựng một doanh nghiệp mới từ số 0, ông đã nắm bắt được các kĩ năng quản lí thiết yếu như điều hành P&L, lập ngân sách và xây dựng tầm nhìn chiến lược - tất cả điều kiện tiên quyết quan trọng để trở thành CEO. 13 năm sau, ông đã trở thành CEO của một doanh nghiệp giáo dục và đào tạo trị giá 1,5 tỉ USD.

Tạo bước nhảy vọt

Hơn 1/3 số CEO thành công đã đạt được vị trí mơ ước bằng cách thực hiện những bước nhảy vọt lớn trong 10 năm đầu tiên của sự nghiệp. 

Các giám đốc điều hành biết cách nắm bắt mọi thay đổi và chấp nhận các thách thức vượt xa kinh nghiệm họ từng làm trước đó và luôn cảm thấy đã chuẩn bị đầy đủ cho mọi khó khăn phía trước.

Jerry, 24 tuổi, đang giữ vị trí kế toán viên cao cấp tại một doanh nghiệp trị giá 200 triệu USD. 8 tháng sau ngày nhận việc, anh được mời vào vị trí CFO. Dù còn trẻ và vẫn đang học kinh nghiệm chuyên môn, anh vẫn sẵn sàng chấp nhận thử thách mới. 

Với tư cách là giám đốc tài chính, anh hiểu rõ hơn về chức năng của doanh nghiệp cũng như chứng minh khả năng phát triển trong môi trường mới đầy biến động. Trong vòng 9 năm, sau một thời gian giữ vị trí COO, anh đã giành được vai trò CEO.

Dĩ nhiên, không phải mọi người đều có may mắn nhận được những cơ hội như vậy nhưng vận may đến từ chính thái độ và sự chăm chỉ của bạn. 

Tìm các dự án đa nhiệm có ảnh hưởng tới nhiều khía cạnh của doanh nghiệp, tham gia vào một phi vụ sáp nhập, đề nghị nhận thêm nhiệm vụ, giải quyết các vấn đề khó khăn, phức tạp sẽ giúp bạn sớm có bước đà cần thiết để nhảy vọt. Và trên hết, hãy tạo thói quen sẵn sàng chấp nhận những cơ hội lớn.

Chuyên gia Havard tiết lộ con đường ngắn nhất dẫn đến vị trí CEO - Ảnh 2.

Cách tốt nhất để chứng minh năng lực CEO là giải quyết một mớ hỗn độn. Ảnh: HBR

Kế thừa một mớ hỗn độn

Đây có thể là một con đường đầy áp lực và khiến bạn nản chí nhưng cách tốt nhất để chứng minh năng lực CEO là giải quyết một mớ hỗn độn. Nó có thể là một chi nhánh hoạt động kém, một sản phẩm thất bại, một vụ phá sản hay bất kì vấn đề lớn nào đối với doanh nghiệp cần được khắc phục nhanh chóng. 

Hơn 30% những CEO thành công từng dẫn dắt đội của họ vượt qua khủng hoảng trầm trọng của doanh nghiệp.

Tình huống lộn xộn luôn cần tới một bàn tay lãnh đạo mạnh mẽ. Khi gặp khủng hoảng, các nhà lãnh đạo mới nổi có cơ hội thể hiện khả năng đánh giá tình huống bình tĩnh, đưa ra quyết định dưới áp lực, chấp nhận rủi ro có tính toán, tập hợp những người quanh họ và kiên trì đối mặt với nghịch cảnh. Nói cách khác, đó là bước chuẩn bị rất tốt cho công việc của CEO.

Jackie, CEO của một công ty vận tải, đã không chờ đợi mớ hỗn độn xuất hiện mà chủ động tìm ra nó. 

"Tôi thích làm việc với một thứ gì đó lộn xộn và cần tìm giải pháp. CNTT, chi phí, thuế,... đều không quan trọng. Tôi đã nhận được những tình huống xấu nhất để tự sắp xếp lại mọi thứ và tìm ra câu trả lời", bà nói. 

Bằng cách bước lên và mạo hiểm sự nghiệp ở một vị trí không ai dám đảm nhiệm, Jackie đã chứng minh bà có thể mang lại kết quả tốt cho công ty và giành được vai trò CEO đầu tiên sau 20 năm cố gắng.

Dù không có công thức chung nào cho con đường dẫn đến chiếc ghế CEO, những giải pháp này dành cho bất kỳ ai đang khao khát vị trí lãnh đạo, và có thể đặc biệt hữu ích với những người khó khăn hơn để giành quyền lãnh đạo. Ví dụ, phụ nữ trung bình tốn 30% lâu hơn để có được vai trò CEO, theo Korn Ferry.

Thúc đẩy sự nghiệp của bạn thông qua các máy phóng này không yêu cầu một MBA ưu tú hoặc một sự pha trộn chọn lọc của các đặc điểm bẩm sinh, nhưng đòi hỏi một sự sẵn sàng để thực hiện các bước chuyển nghề nghiệp độc đáo và thậm chí rủi ro. Nó không dành cho người yếu tim. Nhưng nếu bạn khao khát lãnh đạo hàng đầu, bạn cũng có thể quen với nó.

Thu Phương