|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Lực cầu tích cực nhập cuộc, VN-Index đảo chiều tăng điểm

13:42 | 20/11/2023
Chia sẻ
Đà tăng của nhóm vốn hóa lớn trong phiên chiều giúp VN-Index tăng điểm trở lại. GVR vẫn là cổ phiếu tăng mạnh nhất rổ VN30 với tỷ lệ 2,6% lên 19.950 đồng/cp, kế đó VPB, SSI, VJC, BID, TPB, HDB tăng trên 1%.

Đóng cửa, VN-Index tăng 2,47 điểm (0,22%) lên 1.103,66 điểm, HNX-Index tăng 1,23 điểm (0,54%) lên 227,77 điểm, UPCoM-Index tăng 0,11 điểm (0,13%) lên 86,13 điểm.

Thị trường phiên chiều chứng kiến tín hiệu hồi phục đầu tiên từ nhóm vốn hóa lớn, tuy nhiên đà tăng của nhóm này dần suy yếu về cuối phiên và VN30-Index phải dừng chân trong sắc đỏ. Theo quan sát, cú hích từ vốn hóa vừa và nhỏ giúp VN-Index kịp lấy lại sắc xanh khi đóng cửa. 

Sắc đỏ chiếm ưu thế trong rổ VN30 với 14 mã giảm, trong khi có 10 mã tăng và 6 mã đứng giá tham chiếu. VCB duy trì vai trò là lực đỡ lớn nhất thị trường, kế đó là nỗ lực nâng đỡ của GVR, VIC, SSI, VPB, BID. Bên chiều giảm giá, VNM, MWG, MBB là những lực cản chính của VN-Index.

Nhóm bất động sản khu công nghiệp thuộc Top tăng mạnh nhất thị trường trong phiên hôm nay với SZC tăng hết biên độ lên 43.150 đồng/cp, khối lượng dư mua giá trần đạt 532.600 đơn vị. Bên cạnh đó, VGC tăng 3,7% lên 52.700 đồng/cp, SZL, GVR, LHG, IDC, KBC, D2D, PHR, SIP tăng 1,2 - 3,7%.

Nhóm chứng khoán cũng bứt tốc về cuối phiên với BSI đóng cửa trong sắc tím, loạt mã tăng trên 2% như CTS, HBS, VND, VIX, MBS, FTS, SHS, AGR, SSI, VIG, VCI, HCM. Trong số này, VIX, VND và SSI nằm trong Top4 cổ phiếu có khối lượng khớp lệnh cao nhất phiên.

Tổng giá trị giao dịch trên toàn thị trường đạt gần 19.400 tỷ đồng, tương đương hơn 971 triệu đơn vị cổ phiếu được mua - bán. Tính riêng trên HOSE, thanh khoản khớp lệnh giảm 34% so với phiên trước còn 15.116 tỷ đồng.

 Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.

Tính đến 14h00, VN-Index tăng 8,56 điểm (0,78%) lên 1.109,75 điểm, VN30-Index tăng 9,07 điểm (0,82%) đạt 1.112,6 điểm.

Đà tăng của nhóm vốn hóa lớn trong phiên chiều giúp VN-Index tăng điểm trở lại. GVR vẫn là cổ phiếu tăng mạnh nhất rổ VN30 với tỷ lệ 2,6% lên 19.950 đồng/cp, kế đó VPB, SSI, VJC, BID, TPB, HDB tăng trên 1%.

Động thái mua ròng trở lại của khối ngoại cũng góp phần cải thiện tâm lý cho thị trường chung. Giá trị vào ròng tính đến hiện tại đạt hơn 500 tỷ đồng, trong đó lực cầu tập trung ở chứng chỉ quỹ FUEVFVND (180 tỷ đồng), SSI (67 tỷ đồng), VND (37 tỷ đồng), HDB (27 tỷ đồng), ...

Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 1 điểm (0,09%) xuống 1.100,19 điểm, HNX-Index tăng 0,38 điểm (0,17%) lên 226,92 điểm, UPCoM-Index giảm 0,37 điểm (0,43%) về 85,65 điểm.

Đà giảm tiếp tục được thu hẹp về cuối phiên sáng nay. Nhóm VN30 được dẫn dắt bởi GVR tăng 2,8% lên 20.000 đồng/cp. Theo sau đó, sắc xanh cũng được chứng kiến ở các cổ phiếu như VJC, TPB, PLX, VCB, VPB, VRE, SSI, MSN, BID, VHM và VIC. Ngược lại, TCB, CTG, SSB là các tác nhân chính kéo thị trường đi xuống.

Nhóm các công ty chứng khoán giao dịch phân hóa, một số cổ phiếu xuất hiện tín hiệu hồi phục về cuối phiên sáng như BSI (+3,7%), CTS (+1,4%), FTS (+1,2%), SHS (+1,1%), MBS (+1%), VCI (+0,9%), VIX (+0,9%), VDS (+0,7%), SSI (+0,3%), VUA (+0,3%), VND (+0,2%), ... Trong khi đó, các cổ phiếu có thanh khoản thấp như VFS, DSC, HBS, CSI, BMS, TCI, WSS, VIG, ... tạm dừng phiên sáng trong sắc đỏ.

Theo quan sát, lực cầu tương đối tích cực khi thị trường giao dịch quanh MA20. Thanh khoản vùng MA20 cải thiện rõ rệt. Tổng giá trị giao dịch trong phiên sáng nay đạt hơn 9.200 tỷ đồng, tương đương hơn 481 triệu đơn vị cổ phiếu được mua - bán. Tính riêng trên HOSE, giá trị khớp lệnh đạt hơn 7.400 tỷ đồng, tăng gần 5% so với phiên trước đó.

Thanh khoản khớp lệnh trên HOSE sáng ngày 20/11 so sánh với mức bình quân trong một tháng trở lại đây. Nguồn: Algo Platform. 

Tính đến 10h20, VN-Index giảm 2,3 điểm (0,21%) về 1.098,89 điểm, VN30-Index giảm 4,71 điểm (0,43%) xuống 1.098,82 điểm.

Lực cầu tích cực nhập cuộc giúp VN-Index lui về gần tham chiếu. Nhóm bất động sản khu công nghiệp lội ngược dòng với SZC tăng trần lên 42.150 đông/cp, khối lượng dư mua giá trần gần 670.000 đơn vị. Tương tự, SZL tăng 4% lên 38.900 đồng/cp, cùng với GVR (+2,8%), VGC (+3%), IDC (+2,6%), KBC (+2,4%), LHG (+1,8%), PHR (+1,7%), D2D (+1,6%), SIP (+1,4%), ...

Tính đến 9h40, VN-Index giảm 11,06 điểm (1%) xuống 1.090,13 điểm, HNX-Index giảm 1,97 điểm (0,87%) về 224,57 điểm, UPCoM-Index giảm 0,47 điểm (0,54%) xuống 85,55 điểm.

Tiếp nối xu hướng giảm trong phiên cuối tuần trước, VN-Index khởi đầu tuần mới không mấy tích cực với nhịp giảm gần 15 điểm khi mở cửa. Lực cầu sau đó xuất hiện giúp VN-Index thu hẹp đà giảm còn hơn 11 điểm.

Áp lực bán bao trùm lên hầu hết các nhóm ngành, ngoại trừ một số cổ phiếu riêng lẻ nhóm du lịch, thiết bị, dịch vụ & phân phối dầu khí, ... còn giữ được sắc xanh.

Cổ phiếu ngân hàng ảnh hưởng tiêu cực nhất lên chỉ số chính khi lấy đi gần 3 điểm của VN-Index. Theo quan sát, 21/27 cổ phiếu ngành này đang giao dịch dưới ngưỡng tham chiếu, trong đó các mã giảm mạnh nhất phải kể đến như SSB (-1,9%), TCB (-1,9%), EIB (-1,6%), BVB (-1,6%), ....

Tương tự, cổ phiếu chứng khoán cũng diễn biến kém sắc với loạt mã giảm hơn 2% như BMS, VFS, DSC, TCI, HBS, CSI, AAS, EVS. Cổ phiếu của hai ông lớn trong ngành là VND và SSI đỏ nhẹ quanh tham chiếu.

Tại thị trường quốc tế, trong phiên giao dịch ngày 17/11, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones đã nhích thêm 2 điểm, tương đương 0,01% và đóng cửa với 34.947 điểm. Chỉ số S&P 500 đi lên 0,13%, chốt phiên với 4.514 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite nhích 0,08% lên 14.125 điểm. 

Cả ba chỉ số chính của chứng khoán Mỹ đều ghi nhận tuần tích cực thứ ba liên tiếp. S&P 500 tăng 2,22%, trong khi Nasdaq Composite đi lên 2,4%. Dow Jones kết thúc tuần với mức tăng 1,9%. Đây là chuỗi tăng điểm kéo dài ba tuần đầu tiên của Dow Jones và S&P 500 kể từ tháng 7, còn với Nasdaq là từ tháng 6.

Thu Thảo