|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Luật sư bào chữa: Tiền chỉ chuyển từ két này sang két kia, Nguyễn Xuân Sơn đã làm đúng vai trò người quản lý tài chính

12:15 | 13/01/2018
Chia sẻ
"Tiền tạm ứng thực chất là chuyển két nọ sang két kia thuộc tập đoàn, trách nhiệm sử dụng thuộc Ban quản lý dự án", luật sư bào chữa cho rằng bị cáo Nguyễn Xuân Sơn đã thực hiện đúng vai trò người quản lý tài chính.
luat su bao chua tien chi chuyen tu ket nay sang ket kia nguyen xuan son da lam dung vai tro nguoi quan ly tai chinh Xét xử Đinh La Thăng chiều 8/1: Nguyễn Xuân Sơn nhận thức mệnh lệnh thực hiện hợp đồng EPC số 33 có vấn đề
luat su bao chua tien chi chuyen tu ket nay sang ket kia nguyen xuan son da lam dung vai tro nguoi quan ly tai chinh Sai phạm của ông Ninh Văn Quỳnh và Nguyên Xuân Sơn trong việc góp vốn tại Oceanbank

Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn đã làm đúng vai trò của người quản lý tài chính: Tiền chỉ chuyển từ két này sang két kia

Sáng 13/1, phiên xử sơ thẩm bị cáo Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và 20 đồng phạm liên quan đến vụ án xảy ra tại PVN và PVC bước sang ngày thứ 6.

luat su bao chua tien chi chuyen tu ket nay sang ket kia nguyen xuan son da lam dung vai tro nguoi quan ly tai chinh
Phiên tòa xét xử bị cáo Đinh La Thăng cùng đồng phạm ngày thứ 6 (Ảnh: TTXVN)

Luật sư Lê Đình Ứng, người bào chữa cho bị cáo Nguyễn Xuân Sơn (Nguyên Phó tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) đưa ra ý kiến bào chữa với mức án đề nghị 10 – 11 năm tù cho tội Cố ý làm trái…

Cáo trạng nêu ông Sơn biết rõ hợp đồng EPC số 33 ký trái quy định nhưng bị cáo vẫn chỉ đạo Ban quản lý dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 tạm ứng cho PVC hơn 6,6 triệu USD và 1.300 tỷ đồng để Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm sử dụng hơn 1.100 tỷ trái mục đích gây thiệt hại gần 120 tỷ đồng. Luật sư Ứng cho rằng thân chủ của mình không biết những thiếu sót của hợp đồng EPC.

Luật sư trình bày, chủ trương thành lập dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 được thành lập trước khi bị cáo về PVN. Ngoài ra, dự án nhiệt điện Thái Bình 2 được ban giám đốc tập đoàn phân công Phó giám đốc chuyên trách là ông Nguyễn Quốc Khánh trực tiếp theo dõi. Danh sách ban chỉ đạo dự án điện than do HĐTV PVN thành lập cũng không có tên ông Sơn.

luat su bao chua tien chi chuyen tu ket nay sang ket kia nguyen xuan son da lam dung vai tro nguoi quan ly tai chinh
Luật sư bào chữa cho rằng bị cáo Sơn đã làm đúng vai trò của mình (Ảnh: Tuổi trẻ)

Với các căn cứ đã nêu, luật sư nhận định các văn bản, thông tin về nội dung hợp đồng EPC số 33 không được cấp dưới báo cáo ông Nguyễn Xuân Sơn. Theo luật sư Ứng, bị cáo Sơn không biết hợp đồng đã ký thiếu cơ sở pháp lý.

Việc chỉ đạo Ban quản lý dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 tạm ứng tiền cho PVC, luật sư cho rằng thân chủ của ông chỉ thực hiện theo quyền được phân công. Theo quy định, các dự án trọng điểm như nhiệt điện Thái Bình 2, việc cấp vốn thực hiện theo kế hoạch cấp được HĐQT PVN phê duyệt. Ban quản lý dự án có trách nhiệm thay mặt tập đoàn quản lý, sử dụng tiền theo quy định hiện hành.

Trích dẫn một số văn bản gửi đi, luật sư Ứng cho biết bị cáo Sơn luôn nhắc nhở, yêu cầu Ban quản lý dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 sử dụng đúng mục đích, đúng pháp luật. "Tiền tạm ứng thực chất là chuyển két nọ sang két kia thuộc tập đoàn, trách nhiệm sử dụng thuộc Ban quản lý dự án", người bào chữa cho rằng bị cáo Sơn đã thực hiện đúng vai trò người quản lý tài chính.

Sai phạm xuất phát từ động cơ tích cực

Trong phần bào chữa cho bị cáo Ninh Văn Quỳnh (Nguyên kế toán trưởng PVN, bị đề nghị mức án 10-11 năm tù), luật sư Đỗ Ngọc Quang cho rằng, tại thời điểm xảy ra các hành vi vi phạm, các bị cáo chịu áp lực rất lớn của Chính phủ đối với công trình trọng điểm quốc gia là Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2.

Theo luật sư, các bị cáo đã phải đẩy nhanh tiến độ, làm nhanh mọi việc, dẫn đến có những sai sót.

"Có phải vì nôn nóng trước công cuộc hiện đại hóa, công nghiệp hóa thay vì lợi ích nhóm mà các bị cáo Nguyễn Xuân Sơn (nguyên Phó tổng giám đốc PVN), Ninh Văn Quỳnh đã chuyển tiền cho PVC hay không?", luật sư Quang đặt câu hỏi.

Bị cáo Ninh Văn Quỳnh là người đã thừa nhận những sai phạm của mình trong việc thừa hành các mệnh lệnh từ cấp trên. Luật sư chỉ ra rằng khi xảy ra vụ việc, PVN đang chịu áp lực của việc phải đẩy nhanh tiến độ dự án. Khi đó, bị cáo Đinh La Thăng là chủ tịch HĐTV đã có những chỉ đạo quyết liệt để đảm bảo tiến độ khởi công và xây dựng nhà máy.

"Anh Thăng chỉ đạo rằng công trình là trọng điểm quốc gia nên phải làm nhanh cho kịp tiến độ" - luật sư trích bút lục lời khai của bị cáo Nguyễn Xuân Sơn (nguyên phó tổng giám đốc PVN) về sự sốt sắng, nôn nóng của ông Đinh La Thăng với việc triển khai dự án.

Đồng thời luật sư phân tích: "Với tính cách của ông Thăng, khi ông yêu cầu phải chuyển tiền tạm ứng cho PVN thì cấp dưới phải thực hiện ngay, bởi với một người thẳng thắn như vậy, nếu không làm thì có thể bị thay đổi vị trí ngay".

Do vậy, luật sư tiếp tục lập luận, khi có chỉ đạo, dù chỉ là mệnh lệnh bằng miệng của ông Đinh La Thăng, cấp dưới buộc ph45

Bởi vậy, những sai phạm của bị cáo là xuất phát từ động cơ tích cực, luật sư khẳng định.

Liên quan đến vấn đề thiệt hại của vụ án, luật sư Đỗ Ngọc Quang cho rằng, bản kết luận giám định hiện nay còn gây nhiều tranh cãi, vụ án được đẩy tiến độ điều tra, truy tố xét xử quá nhanh đến nỗi nguyên đơn dân sự vẫn chưa xác định được thiệt hại của mình, khiến VKS phải căn cứ vào biên bản giám định thiệt hại.

Nhận định rằng phương pháp giám định thiệt hại này đang gây nhiều tranh cãi giữa luật sư với các giám định viên, luật sư Quang đề nghị trả hồ sơ để điều tra bổ sung và xác định lại thiệt hại của vụ án.

Luật sư bào chữa: Nếu PVN yêu cầu bồi thường thì bị đơn là PVC

Bào chữa cho bị cáo Vũ Đức Thuận (Nguyên tổng giám đốc PVC, bị đề nghị mức án 26-28 năm tù cho 2 tội "Cố ý làm trái" và "Tham ô tài sản"), luật sư Hoàng Anh Tuấn lưu ý việc thân chủ của mình đã "sớm thừa nhận hành vi và khắc phục hậu quả". Ông Thuận cũng đã tự bồi thường thiệt hại.

Theo cáo trạng, bị cáo Vũ Đức Thuận bị truy tố bởi 2 tội. Đối với tội tham ô tài sản, ông Thuận được cho là người chỉ đạo lập quỹ ban điều hành để lấy tiền đi đối ngoại. Cáo trạng khẳng định việc đối ngoại là có diễn ra trên thực tế ở PVC.

Đối với việc liên đới chịu trách nhiệm về số tiền thiệt hại 119 tỉ đồng, luật sư cho rằng lúc đó ông Thuận đang giữ vai trò Tổng giám đốc, là người đại diện theo pháp luật của PVC, ông Thuận thực hiện công việc là theo lợi ích của pháp nhân.

Theo quy định của Bộ luật Dân sự, nếu người đại diện theo pháp luật gây ra thiệt hại thì PVC phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đó.

"Nếu PVN có đơn yêu cầu bồi thường thì bị đơn trong vụ việc này là PVC. Đề nghị quý viện [Viện kiểm sát] có quan điểm về việc này, bởi quan điểm buộc tội rằng các bị cáo phải có liên đới bồi thường là không phù hợp với Bộ luật Dân sự", luật sư Tuấn nói.

Đông A