Lừa Apple bằng điện thoại iPhone giả, hai sinh viên Trung Quốc kiếm gần 900.000 USD
Từ đầu năm 2017, Yangyang Zhou và Quan Jiang - hai sinh viên đang sống tại thành phố Corvallis, bang Oregon, Mỹ để học ngành cơ khí tại một trường đại học - đã đưa hàng nghìn điện thoại iPhone giả từ Trung Quốc vào Mỹ. Sau đó, họ gửi chúng tới Apple và khiếu nại rằng chúng không hoạt động sau khi bật nguồn. Theo chính sách của Apple, hãng sẽ sửa chữa hoặc thay thế sản phẩm mới. Hai sinh viên gửi iPhone mới về nước để bán.
Apple đã đổi cho hai sinh viên hàng nghìn điện thoại iPhone mới với tổng trị giá lên tới 895.000 USD, theo kết quả điều tra của cảnh sát.
Những thùng chứa điện thoại iPhone giả trong chỗ ở của hai sinh viên Yangyang Zhou và Quan Jiang. Ảnh: KION
Theo cáo trạng, Yangyang Zhou là người chịu trách nhiệm nhập iPhone giả vào Mỹ cũng như gửi iPhone thật về Trung Quốc. Quan Jiang chịu trách nhiệm gửi iPhone giả tới bộ phận chăm sóc của Apple theo cả hình thức đăng ký trực tuyến lẫn ở cửa hàng. Tiền lời được chuyển vào tài khoản của mẹ Jiang, sau đó chuyển ngược lại về Mỹ cho anh này.
Cáo trạng cho thấy Yangyang Zhou đảm nhận việc nhập khẩu điện thoại iPhone giả vào Mỹ và gửi iPhone thật về Trung Quốc, còn Quan Jiang gửi iPhone giả tới bộ phận chăm sóc khách hàng của Apple bằng cách tới các cửa hàng và đăng ký trực tuyến. Họ chuyển tiền bán điện thoại vào tài khoản của mẹ Quan Jiang, rồi bà chuyển tiền sang Mỹ.
Yangyang Zhou xuất hiện trước tòa án ở thành phố Portland hôm 29/3. Các nhà điều tra của Cục Hải quan và Bảo vệ biên giới khẳng định anh ta và Jiang đã nhận nhiều chuyến hàng iPhone giả từ Trung Quốc.
Phát biểu tại tòa, một người đại diện của Apple giải thích hành vi lừa đảo của hai sinh viên.
"Không thể bật nguồn là một lỗi trong chính sách bảo hành của Apple. Do nhân viên kỹ thuật của chúng tôi không thể kiểm tra hoặc sửa máy, chúng tôi phải đổi cho họ điện thoại mới".
Hai sinh viên Trung Quốc đã nhận 1.493 điện thoại iPhone mới từ Apple trong hơn 3.000 lần yêu cầu bảo hành. Ảnh: China Daily
Biên bản của tòa mà báo The Oregonian đăng cho thấy Apple đã nhận hơn 3.000 yêu cầu bảo hành từ Jiang và hãng đổi điện thoại mới trong 1.493 trường hợp.
Cơ quan công tố cáo buộc Yangyang Zhou xuất khẩu hàng hóa phi pháp, còn Jiang phạm tội buôn hàng giả và lừa đảo. Tuy nhiên, luật sư của hai sinh viên khẳng định họ không biết sản phẩm là điện thoại iPhone giả.
"Chúng tôi tin Yangyang Zhou không biết chúng là hàng giả, nên anh ấy có thể thoát các tội danh", vị luật sư phát biểu.