|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Lợi nhuận thuần của Ngân hàng Bản Việt giảm gần một nửa trong 6 tháng đầu năm

17:38 | 25/07/2019
Chia sẻ
Nhờ cắt giảm hơn 60% chi phí dự phòng, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đã "hồi" lên 48 tỉ đồng, giảm 18% so với cùng kì năm trước.

Lợi nhuận thuần giảm gần 47% 

Ngân hàng TMCP Bản Việt (VietCapitalBank) vừa công bố báo cáo tài chính với lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm giảm 18% so với cùng kì năm trước, đạt gần 48 tỉ đồng. Riêng trong quí II, lợi nhuận trước thuế đạt 26,3 tỉ đồng trong khi cùng kì năm trước ghi nhận lỗ hơn 28 tỉ đồng.

Trong nửa đầu năm, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Bản Việt giảm gần 47%. Nguyên nhân chính là sự sụt giảm mạnh (hơn 40%) lãi thuần từ mảng kinh doanh ngoại hối và đầu tư chứng khoán của ngân hàng.

Mặc dù đã cắt giảm hơn 60% chi phí dự phòng rủi ro nhưng lợi nhuận của ngân hàng vẫn thấp hơn so với cùng kì năm trước.

Trong kì, hoạt động dịch vụ và hoạt động kinh doanh khác ghi nhận tăng trưởng mạnh, 207% và 739% mang về lần lượt  28,3 tỉ đồng và 19,3 tỉ đồng.

Screen Shot 2019-07-25 at 17

Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Bản Việt (Nguồn: DB tổng hợp).

Xin áp dụng chuẩn Basel II vào đầu quí III

Tính đến 30/6, tổng tài sản của ngân hàng đạt 47.073 tỉ đồng, tăng 1,1%. Trong đó, cho vay khách hàng tăng 5,8% với 31.417 tỉ đồng. Ngân hàng cho biết tổng dư nợ cho vay đạt gần 31.500 tỉ đồng, tăng 21% so với cùng kì năm ngoái.

Số dư tiền gửi của khách hàng đạt 34.278 tỉ đồng, tăng 2,3%.

Ngân hàng không công bố thuyết minh báo cáo tài chính nên chưa rõ thông tin về nợ xấu và số dư trái phiếu VAMC.

Đồng thời, ngân hàng đang hoàn tất những công việc sau cùng trước khi trình ngay trong đầu quí III xin áp dụng chuẩn Basel theo định hướng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại Thông tư 41.

Screen Shot 2019-07-25 at 17

Một số chỉ tiêu tài chính của Ngân hàng Bản Việt (Nguồn: DB tổng hợp).

Diệp Bình

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.