|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Lợi nhuận 5 tháng của Viglacera gấp đôi cùng kỳ

07:49 | 14/06/2021
Chia sẻ
5 tháng đầu năm, lợi nhuận của Viglacera vượt 700 tỷ đồng nhưng phía doanh nghiệp không công bố rõ là lợi nhuận trước thuế, sau thuế hay lợi nhuận thuần.

Tổng Công ty Viglacera (Mã: VGC) vừa công bố kết quả lợi nhuận 5 tháng đầu năm 2021 với gần 703 tỷ đồng, gấp hai lần cùng kỳ năm 2020. Trong đó riêng tháng 5, Viglacera báo lãi hơn 128 tỷ đồng và đã hoàn thành kế hoạch tháng.

Năm 2021, tổng công ty đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất 12.000 tỷ đồng, tăng 27% so với kết quả năm 2020; lợi nhuận trước thuế mục tiêu cán mốc 1.000 tỷ, tăng 19%.

Lợi nhuận 5 tháng của Viglacera đạt gấp đôi cùng kỳ - Ảnh 1.

Kết quả kinh doanh những năm gần đây của Viglacera. (Nguồn: Tổng hợp từ BCTC hợp nhất của VGC).

Viglacera cho biết, tháng 5 đã ghi nhận sự trở lại của đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 với sự ảnh hưởng rất lớn tới các doanh nghiệp, đặc biệt là sự xáo động lớn tại các Khu công nghiệp, trong đó có các Khu Công nghiệp (KCN) Yên Phong và Tiên Sơn tại Bắc Ninh.

Song doanh nghiệp cho biết hiện nay các hoạt động tại các KCN của Viglacera vẫn duy trì đảm bảo và tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch.

Trước đó, trong quý I, Viglacera đã ghi nhận lợi nhuận sau thuế tăng 66% lên 280 tỷ đồng. Ban lãnh đạo cho biết nguyên nhân là lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp tiếp tục mang lại hiệu quả, đóng góp chính vào tăng trưởng lợi nhuận.

Bên cạnh đó, lĩnh vực vật liệu xây dựng nhóm kính, nhóm sứ vệ sinh có sự biến chuyển tích cực so với cùng kỳ. Trong đó, kính xây dựng tiêu thụ sản phẩm tốt, giá bán sản phẩm tăng lên. Đồng thời Công ty TNHH Kính nổi siêu trắng Phú Mỹ đi vào hoạt động chính thức, có lãi ngay từ quý đầu tiên.

"Nhóm sứ vệ sinh cũng có sự chuyển biến, đặc biệt là Công ty Sứ Viglacera Mỹ Xuân đã ổn định sản xuất kinh doanh, phát huy hiệu quả dự án đầu tư", công ty cho hay.

Minh Hằng

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.