|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Lợi bất cập hại từ việc mượn xuất xứ hàng hóa Việt Nam, sếp Hoàng Anh Gia Lai nói gì?

17:31 | 26/02/2019
Chia sẻ
Theo ông Võ Trường Sơn, Tổng Giám đốc Hoàng Anh Gia Lai, việc mượn xuất xứ hàng hóa là rủi ro tiềm tàng đối với nền kinh tế và sẽ gây thiệt hại cho các doanh nghiệp, những người sản xuất.
loi bat cap hai tu viec muon xuat xu hang hoa viet nam sep hoang anh gia lai noi gi Hoàng Anh Gia Lai ‘hiến kế’ phát triển nông nghiệp bền vững

Đầu tháng 2 năm nay, theo thông tin từ Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương, hiện tượng gian lận thương mại thông qua ghi nhãn xuất xứ hàng hóa sản xuất tại Việt Nam ngày càng gia tăng. Theo đó, hàng hóa nước ngoài có xu hướng mượn xuất xứ Việt Nam để hưởng lợi “miễn phí” và bất hợp pháp từ các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) Việt Nam tham gia hoặc sử dụng xuất xứ hàng hóa làm phương tiện lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại của nước nhập khẩu.

loi bat cap hai tu viec muon xuat xu hang hoa viet nam sep hoang anh gia lai noi gi
Ông Võ Trường Sơn, Tổng Giám đốc Hoàng Anh Gia Lai

Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này dưới góc nhìn từ các doanh nghiệp, chúng tôi có cuộc phỏng vấn ông Võ Trường Sơn, Tổng Giám đốc CTCP Hoàng Anh Gia Lai (Mã: HAG).

Những rủi ro tiềm tàng của việc mượn xuất xứ hàng hóa từ Việt Nam

Đánh giá về việc mượn xuất xứ hàng hóa từ Việt Nam, theo ông Võ Trường Sơn: “Các loại hàng hoá từ những nước lân cận không có được lợi thế đó, họ sẽ mượn cái xuất xứ của Việt Nam để xuất khẩu. Đó là rủi ro tiềm tàng đối với nền kinh tế và sẽ gây thiệt hại cho các doanh nghiệp, những người sản xuất. Bởi vì khi họ mượn xuất xứ Việt Nam có nghĩa là các thống kê những giá trị hạn ngạch xuất khẩu sang các nước khác, Việt Nam bị đánh giá tăng lượng xuất ra, như vậy là xuất siêu.

Ví dụ như nước Mỹ, họ sẽ đánh giá cán cân thương mại của Mỹ bị thâm hụt đối với đồng Việt Nam càng ngày càng tăng lên, điều này sẽ tạo nên sức ép. Sức ép ở đây có thể là Mỹ bắt đầu đưa Việt Nam vào diện để ‘xăm soi’ và có thể đưa ra những chính sách gây khó khăn”.

“Thứ hai, khi bị mượn xuất xứ như vậy, giá trị mà nền kinh tế, các doanh nghiệp Việt Nam cũng như Chính phủ Việt Nam sẽ không có giá trị gì cả bởi vì đó là hàng của người ta xuất đi, hoặc là có mượn đường thì phí dịch vụ khi hàng hoá đi ngang qua đường Việt Nam cũng không đáng kể bao nhiêu. Trong khi đó những thiệt hại tiềm tàng là rất lớn”, ông Võ Trường Sơn đánh giá.

Bên cạnh đó, theo nhận định của ông Võ Trường Sơn: “Các hàng hoá của các nước lợi dụng xuất xứ Việt Nam sẽ cạnh tranh trực tiếp với hàng hoá của nước ta, ví dụ như nông sản Việt Nam… Đôi khi, hàng Việt Nam chúng ta sản xuất ra tốt với thương hiệu người Việt Nam, thế giới biết đến nông sản của Việt Nam. Khi đó nếu nông sản của họ mượn xuất xứ của Việt Nam vô hình chung khiến các nước nhập khẩu hiểu nhầm rằng đây là hàng hoá của Việt Nam, rồi chẳng may nếu những mặt hàng đó chất lượng nó không tốt hoặc có vấn đề về Vệ sinh an toàn thực phẩm thì Việt Nam chúng ta sẽ bị ảnh hưởng.

“Đó là hai khía cạnh mà tôi có quan điểm như vậy. Một là khi họ mượn xuất xứ sẽ gây thông tin sai lệch về cán cân thương mại, khi đó mối quan hệ thương mại giữa các nước với nước ta sẽ bị ảnh hưởng. Thứ hai là đối với các hình ảnh và chất lượng sản phẩm, khi sản phẩm mượn xuất xứ nước ta có chất lượng không tốt thì vô hình chung người ta sẽ nghĩ sản phẩm của Việt Nam mình không tốt, làm cho hình ảnh Việt Nam trên thị trường quốc tế xấu đi”, ông Sơn đánh giá.

loi bat cap hai tu viec muon xuat xu hang hoa viet nam sep hoang anh gia lai noi gi
Vấn đề mượn xuất xứ hàng hóa đối với các mặt hàng nông sản. Ảnh minh họa

Là sao để ngăn chặn việc các nước khác mượn xuất xứ của Việt Nam?

Đầu tiên, Việt Nam phải nhanh chóng hoàn thiện khung pháp lý, lấp ngay những “lỗ hổng”. Thứ hai, các cơ quan có liên quan tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát chặt chẽ đối với xuất nhập khẩu. Như vậy, hoàn thiện chính sách và tăng cường thực thi chính sách giúp hạn chế được vấn đề này, ông Sơn kiến nghị.

Theo ông Sơn, việc triển khai chính sách chậm sẽ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp. Còn các Bộ ngành trong quá trình triển khai thì cũng cần thận trọng, tham khảo các ý kiến cũng như đúc rút từ thực tế. Việc này cần thời gian và chúng ta cần chấp nhận chứ không thể vì nhanh vội mà đưa ra ý kiến chủ quan, như vậy thì càng khiến rủi ro lớn hơn.

Các doanh nghiệp Việt Nam khi làm hàng xuất khẩu, các thủ tục pháp lý cần rõ ràng nhanh chóng để mà đưa hàng xuất khẩu ra thị trường thế giới. Đây là nhu cầu cấp thiết. Vì khi doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu mà vướng các thủ tục, các cơ quan chức năng rồi các cán bộ cũng gặp những vướng mắc mà bản thân họ cũng sợ những rủi ro. Vì nếu giải quyết linh hoạt để cho nhanh chóng thì cũng phải chịu những trách nhiệm trong quá trình công tác. Còn nếu trường hợp cứ đúng nguyên tắc căn ke ra cái gì không có không làm thì doanh nghiệp bị ứ hàng không xuất khẩu được, ông Sơn lập luận.

Xem thêm


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Phan Quân

Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.