Hoàng Anh Gia Lai ‘hiến kế’ phát triển nông nghiệp bền vững
Ngân hàng Lào Việt dưới thời ông Trần Lục Lang và mối quan hệ với BIDV, Hoàng Anh Gia Lai |
Sáng nay 26/2, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương và Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức “Tọa đàm khoa học Quan điểm, chủ trương, giải pháp phát triển kinh tế bền vững, sáng tạo, bao trùm”. Hội thảo có sự tham gia của Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan, Nguyên Phó Chủ tịch nước cùng toàn thể các chuyên gia, thành viên của Hội đồng Lý luận Trung ương, đại diện các Tập đoàn Petrolimex, Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam, VNPT, Hoàng Anh Gia Lai…
Ảnh: Phan Quân |
Tham luận tại tọa đàm, ông Võ Trường Sơn, Tổng giám đốc CTCP Hoàng Anh Gia Lai (Mã: HAG) đã đưa ra một số kiến nghị nhằm phát triển nông nghiệp bền vững tại Việt Nam.
Tổng Giám đốc Hoàng Anh Gia Lai, ông Võ Trường Sơn tham luận tại hội nghị. Ảnh: Phan Quân |
Thứ nhất, mặc dù ngành nông nghiệp Việt Nam liên tục phát triển trong những năm qua, nhưng đã đến lúc cần phải thay đổi cơ bản theo hướng sản xuất quy mô lớn, ứng dụng cơ giới và công nghệ cao, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường thế giới. Việt Nam cần có cơ chế tạo ra quỹ đất đủ lớn, thời gian sử dụng đất đủ dài, ưu đãi về lãi suất vay vốn đầu tư cho nông nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp mới có thể yên tâm đầu tư, cần tạo ra những cơ chế ưu đãi tốt nhất cho các doanh nghiệp tiên phong đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao.
Thứ hai, thông qua các hoạt động ngoại giao, Chính phủ Việt Nam cần kiến nghị Chính phủ Lào và Campuchia xem xét nới lỏng quy định liên quan đến Visa, quyền lao động cho cán bộ, chuyên gia người Việt Nam sinh sống và làm việc tại Lào, Campuchia để thu hút nguồn nhân lực giỏi, phục vụ cho các dự án.
Thứ ba, Chính phủ Việt Nam cần đẩy mạnh công tác đám phàn và ký kết hiệp định thương mại với các nước có nhu cầu nhập khẩu nông sản lớn từ Việt Nam như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ… để khai thông thị trường, dỡ bỏ bớt các rào cản cho nông sản Việt Nam thâm nhập dễ dàng hơn vào các thị trường.
Thứ tư, về chính sách thuế đối với máy móc thiết bị, xe cộ, phương tiện phục vụ sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, nhiều loại máy móc, xe cộ phục vụ sản xuất nông nghiệp vẫn đang gánh các loại thuế và mức thuế khá cao. Bên cạnh đó, cần xem xét hướng đến miễn, giảm thuế trên máy móc thiết bị, xe cộ phục vụ sản xuất nông nghiệp để người dân và doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc tiếp cận và đầu tư cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp.
Thứ năm, về hành lang pháp lý kinh doanh, trong những năm gần đây, trong bối cảnh hệ thống pháp lý còn nhiều điểm chưa cụ thể, chưa rõ ràng và thay đổi liên tục, rủi ro kinh doanh cũng sẽ dễ dẫn đểnủi ro pháp lý. Hoàng Anh Gia Lai cũng như các doanh nghiệp mong muốn hệ thống pháp lý của Việt Nam sớm được hoàn thiện để tạo hành lang rõ ràng và an toàn cho các doanh nghiệp yên tâm đầu tư sản xuất kinh doanh.
Xem thêm |