Ngân hàng Lào Việt dưới thời ông Trần Lục Lang và mối quan hệ với BIDV, Hoàng Anh Gia Lai
Ông Trần Lục Lang còn đương nhiệm những chức vụ gì? | |
Trần Bắc Hà – Trần Lục Lang - Đoàn Ánh Sáng: Những người Bình Định ở BIDV... |
Ông Trần Lục Lang, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Liên doanh Lào Việt (Nguồn: LaoVietBank) |
Công ty của con trai ông Trần Bắc Hà nắm 10% vốn LaoVietBank
Là người cùng họ Trần và cùng trưởng thành từ vùng đất Bình Định, tại BIDV ông Trần Lục Lang được biết đến là "cánh tay đắc lực" của nguyên Chủ tịch Trần Bắc Hà khi luôn có mặt mặt tại mọi “điểm nóng”.
Ông Trần Bắc Hà đã về hưu từ năm 2016. Hiện ông Trần Lục Lang mới thôi chức Phó Tổng Giám đốc ngân hàng BIDV trong hôm nay (29/11). Không những vậy, ông Lang còn là Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Liên doanh Lào Việt (LaoVietBank - LVB), một trong những ngân hàng có qui mô tài sản lớn nhất của Lào.
Ngân hàng Liên doanh Lào Việt được thành lập ngày 22/6/1999 tại thủ đô Viêng Chăn (Lào). Vốn điều lệ ban đầu của LaoVietBank là 10 triệu USD, trong đó tỉ lệ góp vốn của BIDV và Ngân hàng Ngoại thương Lào Đại chúng (BCEL) là 50/50.
Trụ sở Ngân hàng Liên doanh Lào Việt tại Viêng Chăn (Lào) (Nguồn: LaoVietBank) |
Qua nhiều lần tăng vốn và thay đổi cơ cấu cổ đông, tính đến cuối năm 2017, LaoVietBank đạt vốn điều lệ gần 791,4 tỉ Kíp Lào (tương đương gần 100 triệu USD), Cơ cấu cổ đông của ngân hàng này xuất hiện thành viên mới là Công ty TNHH Souk Houng Hueng (SHH) với vốn với tỉ lệ 10%. Còn lại BIDV nắm 65% và BCEL sở hữu 25% vốn điều lệ.
Cơ cấu cổ đông LaoVietBank |
Đáng chú ý, Tổng Giám đốc của Souk Houng Hueng là ông Trần Duy Tùng, con trai ruột của ông Trần Bắc Hà.
Tính đến thời điểm 31/12/2017, tổng tài sản của toàn ngân hàng đạt trên 9.606 tỉ Kíp (tương gần 25.300 tỉ đồng), tăng 5% so với đầu năm và đứng thứ tư trong danh sách những ngân hàng lớn nhất của Lào.
Lợi nhuận 2017 của LaoVietBank giảm hơn 44%
Tổng dư nợ cho vay đạt 7.506 tỉ kíp (tương đương gần 19.780 tỉ đồng), tăng trưởng 5% so với cùng kì năm trước.
Huy động vốn tăng 6% so với cuối năm 2016 đạt 8.470 tỉ kíp (tương đương 22.320 tỉ đồng). Với con số này, LaoVietBank chiếm tới 12% thị phần huy động vốn của Lào và xếp thứ ba trong những ngân hàng có lượng vốn huy động lớn nhất.
Các chỉ tiêu tài sản đề gia tăng mạnh, tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế lũy kế năm 2017 của LaoVietBank chỉ đạt gần 95,3 tỉ kíp (tương đương 251 tỉ đồng), giảm mạnh hơn 44% với năm trước.
Về mạng lưới hoạt động, ngoài trụ sở tại Vientiane, LaoVietBank còn có tổng cộng 6 chi nhánh và 13 văn phòng đại diện trên 8/16 tỉnh, thành phố của Lào.
20 năm hoạt động của LaoVietBank, ông Trần Lục Lang nắm giữ cương vị Chủ tịch HĐQT ngân hàng trong gần 7 năm. Thời gian này, các chỉ tiêu tài chính của ngân hàng đều tăng trưởng.
Cụ thể, giai đoạn 2012 - 2017, tổng tài sản của LaoVietBank đã tăng 3,8 lần, tương ứng mức tăng trưởng bình quân hàng năm là 30,6%.
Qui mô tổng tài sản của LaoVietBank trong giai đoạn (2012 - 2017) (Nguồn: QT tổng hợp) |
Dư nợ cho vay tăng 5,1 lần, tương ứng tăng trưởng bình quân theo năm là 38,5%.
Huy động vốn tăng 4,1 lần, tương ứng với mức tăng trưởng bình quân hàng năm là 38,5%.
Qui mô dư nợ cho vay và huy động vốn của LaoVietBank trong giai đoạn (2012 - 2017) (Nguồn: QT tổng hợp) |
Lợi nhuận trước thuế tăng 4,3 lần, tương ứng với mức tăng trưởng bình quân hàng năm là 33,9%.
Diễn biến tình hình lợi nhuận trước thuế của LaoVietBank trong giai đoạn (2012 - 2017). (Nguồn: QT tổng hợp) |
Vốn điều lệ tăng 2,6 lần tương ứng với mức tăng trưởng 21%/năm.
Vốn điều lệ của LaoVietBank trong giai đoạn (2012 - 2017). Nguồn: QT tổng hợp |
Cùng với đó, tỉ lệ nợ xấu từ thời năm ông Lang giữ cương vị Chủ tịch HĐQT (4/2012) cũng giảm mạnh xuống dưới 3% và liên tục được duy trì ở dưới mức này đến hết năm 2016 (theo báo cáo thường niên của LaoVietBank).
Tỉ lệ nợ xấu của LaoVietBank trong giai đoạn (2011 - 2016). Nguồn: LaoVietBank |
Mối quan hệ LaoVietBank, BIDV và Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai
Mặc dù nắm giữ 65% vốn điều lệ tại LaoVietBank kể từ ngày thành lập nhưng đến năm 2017, BIDV mới bắt đầu ghi nhận LaoVietBank là công ty con. Trước đó, BIDV vẫn ghi nhận LaoVietBank dưới hình thức ngân hàng liên doanh.
Với việc ghi nhận LaoVietBank dưới hình thức công ty con, BIDV đã bắt đầu ghi nhận hợp nhất các chỉ tiêu tài chính của LaoVietBank từ cuối năm 2017. Trong đó, đáng chú ý là 6 khoản nợ dài hạn có giá trị hơn 1.420 tỉ đồng do LaoVietBank cấp cho Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) và 1 khoản vay ngắn hạn 120 tỉ khác.
Được biết tính đến cuối năm 2017, HAGL còn nợ BIDV và công ty có liên quan tổng cộng hơn 9.000 tỉ đồng, bao gồm 181 tỉ đồng vay ngắn hạn, 2.985 tỉ đồng vay dài hạn và 5.876 tỉ đồng vay trái phiếu do BIDV và Công ty TNHH Chứng khoán BIDV phát hành.
Ông Trần Lục Lang bắt đầu làm việc tại BIDV từ năm 1997. Tháng 1/2002, ông làm Phó Giám đốc BIDV Chi nhánh Bình Định. Tháng 10/2006, ông làm Giám đốc BIDV Chi nhánh Phú Tài. Tháng 6/2011, ông được bổ nhiệm chức Phó Tổng Giám đốc BIDV. Từ tháng 4/2012, ông Lang kiêm nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT LaoVietBank. Ngoài ra, ông Trần Lục Lang còn nắm giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIC), Phó Chủ tịch HĐQT công ty Cổ phần phát triển đô thị Sen Vàng. Tháng 6, ông Trần Lục Lang cùng với ông Trần Bắc Hà và ông Đoàn Ánh Sáng trước đó có tên trong danh sách các cá nhân bị kỷ luật trong quyết định kiểm tra của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương. Theo quyết định này, UBKT Trung ương quyết định thi hành kỉ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Trần Lục Lang, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Tổng Giám đốc BIDV. Thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Trần Bắc Hà, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị; cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng đối với ông Đoàn Ánh Sáng, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Tổng Giám đốc. |