|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Loạt nhà thầu yếu kém bị Bộ GTVT đưa vào diện cảnh báo, điều chuyển khối lượng

09:18 | 17/04/2022
Chia sẻ
Nhiều nhà thầu yếu về năng lực tài chính và tổ chức thi công tại dự án cao tốc Bắc-Nam phía đông giai đoạn 2017-2020 đã bị Bộ GTVT cắt, chuyển khối lượng công việc để đẩy nhanh tiến độ.

Theo kế hoạch năm 2022 của Bộ Giao thông vận tải (GTVT), 4/10 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 phải về đích. Tuy nhiên, tính đến nay, 2/4 dự án là Vĩnh Hảo-Phan Thiết và Phan Thiết-Dầu Giây vẫn chậm tiến độ do một số nhà thầu không đáp ứng được năng lực tài chính và kinh nghiệm tổ chức thi công.

Trước thực trạng trên, theo Báo Chính phủ, để đảm bảo tiến độ chung của toàn tuyến cao tốc, Bộ GTVT đã kiên quyết xử lý các nhà thầu vi phạm như cảnh cáo, nhắc nhở; cắt, chuyển khối lượng.

Đối với các nhà thầu vi phạm nghiêm trọng, không có khả năng hoàn thành hợp đồng đúng tiến độ sẽ xem xét chấm dứt hợp đồng, cấm đấu thầu từ 3-5 năm đối với dự án do Bộ GTVT quản lý.

Theo đó, tại dự án thành phần Vĩnh Hảo-Phan Thiết, trong tháng 3 và tháng 4, Ban Quản lý dự án 7 đã thực hiện cắt chuyển tổng cộng 16,5 km do các nhà thầu phụ và tổ đội yếu kém đảm nhận và yêu cầu nhà thầu chính trực tiếp thi công.

Theo TTXVN, cụ thể, tại gói thầu XL-02, điều chuyển 1,5 km hạng mục nền đường do nhà thầu Cường Thịnh Thi (1,1 km) và nhà thầu Viễn Đông (0,4 km) cho nhà thầu Hải Đăng thi công.

Tại gói thầu XL01, điều chuyển 1 km thi công nền đường (50% khối lượng thi công theo hợp đồng) của thầu phụ Công ty cổ phần Giao thông Xây dựng số 1 cho thầu chính là Công ty cổ phần Đạt Phương thực hiện.

Tại gói thầu XL-04, cắt phần khối lượng 10 km nền đường do tổ đội yếu kém thi công và yêu cầu Vinaconex trực tiếp thi công 6 km, Công ty VNCN E&C thi công 4 km.

Với dự án thành phần Phan Thiết - Dầu Giây, Ban QLDA Thăng Long sẽ tiếp tục đôn đốc, theo dõi tình hình tổ chức thi công của các nhà thầu. Nếu đến ngày 30/4, sản lượng thi công không được cải thiện. Ban sẽ báo cáo Bộ GTVT cắt chuyển khối lượng do các nhà thầu này phụ trách.

Ngoài hai dự án trên, tại dự án thành phần đoạn Cam Lộ-La Sơn, Ban QLDA đường Hồ Chí Minh đã nhắc nhở các nhà thầu phụ là Công ty 388 và Công ty Tân Thành, yêu cầu các nhà thầu chính là Công ty Hòa Hiệp, Công ty 122 Vĩnh Thịnh tăng cường thi công khi thầu phụ không đáp ứng tiến độ.

Một số nhà thầu cũng được đưa vào diện cảnh báo như: Tổng công ty 319 và nhà thầu phụ Hoàng Nguyên, Tổng công ty 36 và nhà thầu phụ Công ty Nhạc Sơn, Công ty Hà An, Công ty Thành Phát, Cienco5 và thầu phụ Công ty Đại Hiệp, Công ty 471 và nhà thầu phụ Công ty Bảo Sơn.

Ban QLDA đường Hồ Chí Minh cũng điều chuyển khối lượng 560 m của Công ty TNHH Hoàng Nguyên và đường đầu cầu của Công ty TNHH Vinh Khải tại gói thầu XL3 cho Công ty cổ phần Xây dựng dịch vụ và thương mại 68.

Phương Trang

Yagi là cơn bão mạnh nhất trong 30 năm qua, Hà Nội gió mạnh nhất từ khoảng 19h ngày 7/9 đến 1h ngày 8/9
Ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, cho biết Hải Phòng – Quảng Ninh gió mạnh nhất còn kéo dài đến khoảng 19h ngày 7/9, sau giảm nhanh; Thái Bình – Nam Định gió mạnh nhất từ khoảng 16-22h; Đồng bằng Bắc Bộ (trong đó có thủ đô Hà Nội) gió mạnh nhất từ khoảng 19h ngày 7/9 đến 1h ngày 8/9.