|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Loạt máy bay tư nhân của giới tài phiệt Nga mắc kẹt tại sân bay Dubai bị tính phí gần 1.000 USD/ngày

08:45 | 13/04/2022
Chia sẻ
Mặc dù phí đậu máy bay mắc kẹt tại Dubai có vẻ cao, song vẫn chưa là gì so với giá trị thực tế của những siêu máy bay phản lực tư nhân mà giới tài phiệt Nga sở hữu.

UAE gần đây đã trở thành nơi trú ẩn an toàn cho các nhà tài phiệt Nga bị Mỹ và các nước phương Tây áp lệnh trừng vì cho rằng họ là những người thân tín của Tổng thống Nga Vladimir Putin, sau khi Nga mở “chiến dịch đặc biệt” tại Ukraine từ cuối tháng Hai, theo Luxury Launches.

UAE - điểm đến an toàn mới của giới tài phiệt Nga

Giới tài phiệt Nga đang tìm cách đưa những khối tài sản có giá trị kếch xù của họ đến những nơi an toàn trên khắp thế giới. Theo bản tin của tờ The Wall Street Journal, hơn 100 máy bay phản lực tư nhân có liên quan với giới tỷ phú Nga đã hạ cánh đến sân bay Dubai để tìm nơi trú ẩn mới từ khi xung đột giữa Nga và Ukraine trở nên căng thẳng.

The Wall Street Journal đã trích dẫn hình ảnh vệ tinh và dữ liệu từ công ty nghiên cứu hàng không vũ trụ WINGX, được hỗ trợ thêm bởi các hình ảnh vệ tinh do công ty hình ảnh Trái đất Planet Labs chụp, cho thấy một lượng lớn máy bay phản lực tư nhân đã cập bến Dubai từ giữa tháng Hai đến đầu tháng Tư.

 Hình ảnh tại sân bay Dubai được chụp lại. (Ảnh: Luxury Launches).

Trong khi các nguồn tin cho rằng tất cả máy bay phản lực tư nhân do giới nhà giàu Nga sở hữu đang đậu ở sân bay Dubai là để cố gắng trốn tránh các lệnh trừng phạt, nhưng thực tế là chúng bị mắc kẹt ở đây vì không có nơi nào để đi.

Theo một phần của các lệnh trừng phạt do Mỹ và Liên minh châu Âu công bố, các công ty đã bị cấm thực hiện hợp đồng bảo hiểm cho những máy bay do người Nga sở hữu hoặc cung cấp dịch vụ quản lý và bảo dưỡng đội bay.

“Rất nhiều máy bay liên quan đến các cá nhân giàu có ở Nga đã chuyển đến UAE bởi vì họ có thể bay trong không phận ở đó. Tuy nhiên, một khi bạn đậu máy bay ở Dubai, bạn sẽ mất rất nhiều quyền lợi bởi vì tại đó rất khó để bảo trì máy bay”, Steve Varsana, Giám đốc điều hành của công ty môi giới máy bay tư nhân The Jet Business chia sẻ trên trang The Wall Street Journal.

Phí đậu máy bay gần 1.000 USD/ngày

Trong số tất cả máy bay phản lực có liên quan tới các tỷ phú Nga đang bị mắc kẹt ở Dubai nổi bật có chiếc Boeing Dreamliner thuộc sở hữu của tỷ phú Roman Abramovich. Ước tính trị giá 350 triệu USD, Boeing 787-8 Dreamliner là máy bay tư nhân đắt nhất do một cá nhân sở hữu.

Chiếc máy bay này được cho là đã được giao cho nhà tài phiệt Nga vào năm ngoái và ban đầu có thông tin cho rằng nó được chế tạo vào năm 2015 cho PrivatAir, một nhà khai thác hàng không Thụy Sĩ đã phá sản vào năm 2018.

Khoang hành khách của chiếc máy bay đã được tùy chỉnh để phù hợp cho việc chở 50 hành khách và được hoàn thiện theo sở thích của tỷ phú người Nga. Chỉ riêng phòng ăn trên máy bay đã lớn đến mức có thể chứa được tối đa 30 khách. Theo dữ liệu của thiết bị theo dõi chuyến bay, chiếc Dreamliner của tỷ phú Roman Abramovich đã cập bến Dubai vào ngày 4/3 và đã đậu ở đó cho tới thời điểm hiện tại.

 Hình ảnh bên trong khoang máy bay chiếc Boeing Dreamliner của tỷ phú Roman Abramovich. (Ảnh: Luxury Launches).

Một số máy bay phản lực nổi bật khác bị mắc kẹt tại sân bay Dubai có thể kể đến chiếc máy bay Gulfstream G650ER được sử dụng bởi tỷ phú Viktor Rashnikov, Chủ tịch Hội đồng quản trị của Magnitogorsk Iron and Steel Works, từng là một trong 30 công ty sắt thép lớn nhất thế giới.

Một chiếc máy bay phản lực tư nhân đáng chú ý khác cũng đang bị kẹt tại đây là chiếc Embraer S/A, được cho là thuộc sở hữu của tỷ phú Mikhail Gutseriev, một ông trùm dầu mỏ, than đá và bất động sản. Ngoài ra, tại sân bay Dubai còn có chiếc máy bay Bombardier BD700 Global Express được tìm hiểu là thuộc sở hữu của tỷ phú Arkady Rotenberg, một ông trùm ngành xây dựng.

Theo The Wall Street Journal, cơ quan quản lý sân bay Dubai tính phí đậu máy bay lên tới gần 1.000 USD/ngày đối với những chiếc bị kẹt tại đây, nhưng mức giá này thực tế có vẻ không quá cao khi xét tới giá trị chính xác của những chiếc máy bay đang có mặt ở Dubai.

Dữ liệu từ WINGX cũng chỉ ra các máy bay phản lực thuộc sở hữu của giới tài phiệt Nga còn có mặt ở một số khu vực khác trên thế giới, bao gồm các sân bay Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ và Tbilisi, Georgia.

Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia đã từ chối tham gia cùng với phương Tây trong các lệnh trừng phạt chống lại Nga và các doanh nhân xứ Bạch Dương, khiến quốc gia này trở thành một trong những thiên đường an toàn phổ biến được giới tài phiệt Nga lựa chọn để cất giữ tài sản.

Hai siêu du thuyền của tỷ phú Roman Abramovich, Eclipse và Solaris, có tổng giá trị lên tới 1,3 tỷ USD, đã đến một bến cảng gần lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ trong vài tuần trước để tránh bị tịch thu bởi giới chức phương Tây.

 

Tuy nhiên, các nước phương Tây đã đưa ra những phương pháp khả thi khác nhau để thắt chặt các lệnh trừng phạt đối với những tỷ phú Nga có tên trong danh sách. Do đó, siêu du thuyền Solaris của tỷ phú Roman Abramovich đã buộc phải ra khơi trở lại vì nhà điều hành cảng Thổ Nhĩ Kỳ đã có tên trong danh sách liệt kê được chính phủ Anh ban hành, khiến đơn vị này phải chịu trách nhiệm pháp lý.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Quốc Anh

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.