|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Lộ trình siết chặt chính sách đầy chông gai của Fed và Chủ tịch Jerome Powell

08:40 | 27/08/2021
Chia sẻ
Tương tự như khi triển khai chính sách tiền tệ siêu lỏng lẻo vào năm ngoái, việc siết chặt chính sách trong năm nay đối với Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cũng không hề dễ dàng.

Lộ trình chông gai

Hôm nay (27/8), Chủ tịch Fed Jerome Powell sẽ có bài phát biểu tại hội nghị chuyên đề thường niên Jackson Hole. Qua đó, các nhà đầu tư sẽ có cơ hội lắng nghe nhiều hơn suy nghĩ của ông về nền kinh tế Mỹ cũng như tìm kiếm thêm ít manh mối về định hướng siết chặt chính sách của ngân hàng trung ương Mỹ.

Đầu tiên, Fed sẽ phải giảm bớt tốc độ in tiền, hay nói cách khác là thu hẹp chương trình thu mua trái phiếu và các tài sản đảm bảo khác trị giá 120 tỷ USD mỗi tháng. Sau đó, con đường sẽ chông gai hơn.

Tại một thời điểm nào đó, Fed sẽ phải tăng lãi suất ngắn hạn từ mức gần 0 của hiện nay. Trong lần gần nhất các nhà hoạch định chính sách cố gắng siết chặt chính sách (giai đoạn 2015 - 2018), việc đưa lãi suất trở lại phạm vi bình thường lại không thực sự êm đẹp.

Theo CNBC, Fed không chỉ phải đảo ngược chính sách tiền tệ lỏng lẻo nhất từ trước đến nay mà còn cần phải hành động một cách chính xác và hy vọng rằng các các động thái chính sách sắp tới không gây ra tác động quá lớn.

Lộ trình siết chặt chính sách đầy chông gai của Fed và Chủ tịch Jerome Powell - Ảnh 1.

Chủ tịch Fed Jerome Powell đang đứng trước áp lực lớn. (Ảnh: Reuters).

Bà Priya Misra, trưởng bộ phận chiến lược lãi suất toàn cầu của TD Securities, cho hay: "Mọi thay đổi của Fed trên mặt trận chính sách tiền tệ đều rất quan trọng. Song, tôi nghĩ điều đó còn có ý nghĩa đặc biệt hơn trong thời điểm hiện tại vì chúng ta biết tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ đang chững lại và Fed đang cố gắng siết chặt chính sách".

Trên thực tế, nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn đang trong giai đoạn phục hồi mạnh mẽ từ vực thăm COVID-19. Tuy nhiên, đà phục hồi dường như đang bị đình trệ, CNBC cảnh báo.

Chỉ số Economic Surprise Index của Citi đo lường dữ liệu kinh tế thực tế so với ước tính của Phố Wall. Chỉ số này đã ở mức cao kỷ lục vào giữa tháng 7 nhưng hiện đã tụt xuống mức thấp từng thấy lần cuối vào tháng 6/2020.

Hơn nữa, bản thân các quan chức Fed cũng dự đoán tăng trưởng kinh tế sẽ chậm lại đáng kể trong những năm tới, khi chính sách tiền tệ và tài khóa đều được thắt chặt. Điều này càng khiến công chúng nghi ngờ liệu ông Powell và các đồng nghiệp có thể điều hướng việc tăng lãi suất thành công hay không.

Thị trường e sợ

"Liệu Fed có siết chặt chính sách đúng nơi, đúng lúc hay không? Trong bối cảnh nền kinh tế đang đi chậm lại, chúng tôi nghi vấn khá nhiều", bà Misra nói. "Thị trường đang đoán xem liệu Fed có thể đi sai hướng hay không".

Thông qua fed funds futures, một công cụ giúp dự báo khả năng điều chỉnh lãi suất của Fed, thị trường cho rằng ngân hàng trung ương Mỹ chỉ có thể tăng lãi suất vài lần lên khoảng 1,25%, sau đó sẽ phải dừng lại khi tăng trưởng dậm chân tại chỗ.

Lãi suất ở mức 1,25% là khá thấp và có thể khiến các quan chức Fed lo sợ vì họ không có nhiều dư địa để nới lỏng chính sách trong thời kỳ khủng hoảng. Bài toán bây giờ đè nặng lên cách thức truyền đạt thông tin của ông Powell tới công chúng cũng như phụ thuộc vào động thái của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC).

"Từng bước thu hẹp chương trình thu mua tài sản là một quyết định rất quan trọng, vì biện pháp này không chỉ giúp khẳng định độ tin cậy của Fed mà còn hiệu quả về mặt truyền thông…", ông Deepak Puri, CIO của Deutsche Bank Wealth Management khu vực châu Mỹ, giải thích.

"Năm 2013, Fed đã thất bại trong việc phát tín hiệu cho thị trường về ý định giảm tốc độ in tiền", ông Puri nói thêm.

Theo chiến lược gia Misra của TD Securities, dường như Fed đang cho thấy họ đã rút ra bài học từ sai lầm cũ. Quyết định năm 2013 của Chủ tịch Fed khi đó là ông Ben Bernanke được coi là quá đột ngột.

Trưởng bộ phận chiến lược Shawn Snyder của Citi U.S. Consumer Wealth Management, đồng tình với bà Misra: "Fed đang làm rất tốt, họ cố gắng để không gây bất ngờ cho thị trường. Điều đó sẽ giúp Fed tránh mắc lại sai lầm của năm 2013".

Theo dự báo của các chuyên gia, Fed có thể bắt đầu giảm thu mua tài sản trước cuối năm nay và kết thúc quá trình này trong 8 đến tháng 10 tháng. Sau đó, ngân hàng trung ương Mỹ sẽ phải đánh giá lại tình hình trước khi quyết định lãi suất.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Yên Khê

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.