[Live] Góp ý dự thảo Luật Chứng khoán: Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước cùng lên tiếng
Mời độc giả xem trước Phần 1: Ý kiến của các doanh nghiệp:
[Live] Góp ý dự thảo Luật Chứng khoán: 'Nóng' chuyện mua cổ phiếu quỹ, giảm vốn điều lệ và người có liên quan |
Ông Trần Văn Dũng – Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán: Luật chứng khoán nhằm cân đối các bên và bảo vệ nhà đầu tư.
Liên quan đến phạm vi của luật, chúng tôi sẽ xem xét tên công ty đại chúng, cá nhân tôi nghĩ chỉ nên chào bán ra công chúng chứ không nói chào bán riêng lẻ.
Về ý kiến đổi tên luật thành “Luật Chứng khoán và Phái sinh”: Các nước có nhiều lựa chọn khác nhau, chúng tôi vẫn để Luật chứng khoán để bao trùm phái sinh, thuận lợi hơn trong việc bảo vệ nhà đầu tư. Chúng tôi đã có sự cân nhắc và đi đến quan điểm giữ tên như hiện tại.
Về định nghĩa nhà đầu tư chiến lược, hiện nay mới có trong quy định cổ phần hóa, Luật chứng khoán chưa có định nghĩa này. UBCK sẽ có cân nhắc.
Đối với nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, đây là điểm tương đối mới, ảnh hưởng đến chào bán riêng lẻ. Chuyên nghiệp không phải thường xuyên mà là đủ khả năng chịu trách nhiệm của mình.
Chúng ta chỉ cần cân nhắc dùng khái niêm chuyên nghiệp hay đủ điều kiện.
Việc có hay không đơn vị tư vấn khi chào bán chứng khoán, ông Dũng cho biết có nhiều doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ chất lượng không được tốt. Khi xem xét hồ sơ, nếu có đơn vị tư vấn, Ủy ban Chứng khoán sẽ đỡ “khổ”.
Theo ông Dũng, việc giảm vốn điều lệ để mua cổ phiếu ESOP hơi máy móc, thủ tục.
Về công bố thông tin, khi có quyết định của tòa, đây là sự kiện quan trọng dù là sơ thẩm hay phúc thẩm, ảnh hưởng giá cổ phiếu thì đều phải công bố thông tin.
Với ý kiến điều kiện IPO cao hơn điều kiện niêm yết, ông Dũng cho rằng IPO là sự kiện quan trọng, cần tiêu chuẩn cao hơn.
Sản phẩm cung cấp khách hàng của CTCK phải được công ty chứng khoán quyết định, theo ông Dũng, nghiệp vụ được cấp phép đã rõ như tư vấn, mô giới, bảo lãnh. Dịch vụ được làm là theo thông lệ quốc tế.
Về vấn đề IPO không đạt thì xử lý thế nào, ông Dũng cho biết, nếu như NĐT tham gia rồi nhưng không được lên sàn, chúng tôi sẽ cân nhắc để thời gian giữa IPO lên sàn là sớm nhất.
Đại diện Bộ Tư Pháp: Có nhiều điểm cần phải trao đổi
Về phạm vi điều chỉnh, Bộ thấy chưa quét được hết nội dung chính sách đã đề xuất.
Liên quan đến nhà đầu tư nước ngoài, trong điều 6 dự thảo luật, nội dung không rõ nét về cơ chế để thu hút nhà đầu tư. Tỷ lệ nhà đầu tư nước ngoài cần phải trao đổi kỹ, để xác định ngành nghề hạn chế.
Liên quan sở giao dịch, trung tâm lưu ký, mô hình hoạt động còn mơ hồ, cần rà soát để phù hợp với luật chuyên ngành.
Về điều kiện kinh doanh, vốn điều lệ chúng ta thiết kế theo hướng tăng lên, đề nghị thuyết minh cụ thể về vấn đề này. Ngoài ra thời gian soạn thảo không còn nhiều nhưng phải đảm bảo chất lượng hồ sơ.
Ông Vũ Bằng - Nguyên Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán, Thành viên tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng:
Về vấn đề giao dịch người có liên quan và nội bộ, cách tiếp cận quốc tế có 2 cách. Châu Âu quy định có định nghĩa quét rộng, ở Mỹ theo kiểu liệt kê.
Vậy Việt nam nên đi theo cách nào, theo các chuyên gia thì nên theo định nghĩa quét rộng sau đó liệt kê để hạn chế nội gián.
Theo ông Vũ Bằng, chúng ta nên quy định khái niệm chung, liệt kê rộng sau đó giới hạn theo mục đích. Khi thấy có dấu hiện giao dịch nội gián thì phải mở rộng phạm vi.
Ông Lê Công Điền, Vụ trưởng Vụ Giám sát công ty đại chúng, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước:
Trả lời về ý kiến công ty đại chúng, việc mua lại cổ phiếu quỹ, qua đánh giá thực trạng việc mua lại có một số bất cập, một số doanh nghiệp lạm dụng để lướt sóng. Chúng ta sẽ có nghiên cứu thêm.
Ông Vũ Anh Minh, Phó Vụ trưởng Vụ quản lý quỹ:
Đối với ý kiến hồ sơ đăng ký chào bán hoạt động quỹ mở, vụ sẽ tiếp thu và hoàn thiện dự thảo.
Việc phân loại quỹ đầu tư của dự thảo dựa trên mô hình hoạt động, nội dung dòng lưu chuyển vốn, phương thức phát hành... Chúng tôi gần như có đầy đủ theo phân loại của quốc tế. Có hay chăng chúng ta chưa có quỹ có tư cách pháp nhân phát hành riêng lẻ dưới dạng mở, việc ban hành chứng khoán cần có sự đồng bộ của các luật khác.
Việc hạn chế đối với quỹ đầu tư đại chúng, nhằm bảo vệ nhà đầu tư và đã có tham khảo thông lệ quốc tế. Mục đích vay của quỹ sẽ nghiên cứu và có văn bản hướng dẫn. Giá trị % được vay, hiện tại chúng tôi đang để 5%, thông lệ quốc tế là 10%, chúng tôi sẽ nghiên cứu, điều chỉnh phạm vi vay. Tỷ lệ để tăng lên 10% sẽ xem xét để có thể bảo vệ nhà đầu tư.
Đại diện Ủy ban Chứng khoán Nhà nước:
Hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán, chúng tôi mong phối hợp với CTCK để phân loại, liệt kê dịch vụ để có thể chế hóa đưa vào luật.
Về ý kiến liên quan đến chứng chỉ hành nghề chứng khoán, người làm việc cho CTCK là nhân danh CTCK thì phải có chứng chỉ hành nghề, để bảo vệ nhà đầu tư đồng thời có đủ năng lực, chuyên môn.
Về quỹ bảo vệ nhà đầu tư, chúng ta đã chứng kiến sự đổ vỡ của các CTCK sau khủng hoảng 2008. Theo thông lệ quốc tế, chúng ta đều đã có định chế quy định về quỹ bảo vệ nhà đầu tư khi CTCK không có khả năng hoạt động nhằm, thu hồi, góp phần củng cố niềm tin vào thị trường. Chúng tôi đang nghiên cứu về mức đóng góp, chi trả, cơ chế quản lý của quỹ.
Đồng thời, chúng tôi sẽ lưu ý về nhà đầu tư chuyên nghiệp, đảm bảo sát với thực tế.
Hình ảnh tại sự kiện |
Đại diện Ngân hàng Nhà nước có ý kiến đề nghị rà soát để đảm bảo tính thống nhất giữa Luật chứng khoán và Luật tổ chức tín dụng.
Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Tài Chính: Đề nghị quan tâm đến tốc độ của thị trường, độ mở nhất định như khái niệm của người có liên quan.
Liên quan phạm vi điều chỉnh của Luật chứng khoán, mức độ ràng buộc với luật doanh nghiệp, luật đầu tư rất lớn. Bà Thủy đề nghị rà soát kỹ phạm vi điều chỉnh. Đối với công ty đại chúng, đây là một nội dung quan trọng, cần được quan tâm. Chúng ta cần đưa nội dung công ty đại chúng vào quy định khi so sánh với luật doanh nghiệp.
Chúng ta nên quy định phạm vi phát hành chào bán chứng khoán riêng lẻ vào luật cụ thể là trái phiếu của công ty trách nhiệm hữu hạn, đảm bảo để không có lỗ hổng.
Việc thoái vốn tại DNNN thì theo Luật chứng khoán hay Luật doanh nghiệp, chúng ta cần cân nhắc rõ ràng bởi việc thoái vốn chính là chào bán ra công chúng nhưng đồng thời thoái vốn cũng được điều chỉnh bởi Luật doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Hoàng Dương - Phó Vụ trưởng vụ tài các chính ngân hàng và tổ chức tài chính:
Về trái phiếu doanh nghiệp, đây là kênh huy động vốn quan trọng và đề nghị bỏ điều kiện doanh nghiệp phát hành riêng lẻ phải có lãi.
Chúng ta nên mở rộng phạm vi luật bao gồm phát hành riêng lẻ, như vậy sẽ đầy đủ hơn.