|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Lĩnh vực ngân hàng đang nổi về án kinh tế, tham nhũng

13:37 | 08/08/2016
Chia sẻ
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo 138 về công tác phòng chống tội phạm, nổi lên trong 6 tháng đầu năm 2016 là các sai phạm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

Ban Chỉ đạo 138 nhìn nhận, các thủ đoạn chủ yếu được sử dụng vẫn là thông đồng, móc ngoặc giữa các nhóm đối tượng trong và ngoài ngân hàng, cố ý làm trái các quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng.

Bộ Công an đã chỉ đạo khởi tố 7 vụ, 21 bị can, gây thiệt hại trên 1.000 tỷ đồng, trong đó 17 bị can là lãnh đạo, cán bộ ngành ngân hàng. Địa bàn xảy ra chủ yếu tại Hà Nội, Tp.HCM và tập trung ở ngân hàng thương mại cổ phần, chưa phát hiện vụ việc nào ở chi nhánh, văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài.

Trong đó, điển hình là vụ việc xảy ra tại công ty chứng khoán ngân hàng MHB (thiệt hại 372 tỷ đồng), ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) chi nhánh Tây Sài Gòn và công ty Thiện Linh (thiệt hại 40 tỷ đồng), công ty cho thuê tài chính BIDV chi nhánh Hà Nội (thiệt hại 18 tỷ đồng), công ty Thái Nguyên ở Đồng Nai (thiệt hại 38 tỷ đồng), ngân hàng Agribank chi nhánh Trung tâm Sài Gòn và Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ A.D.N (thiệt hại 75 tỷ đồng).

Báo cáo của Ban Chỉ đạo138 cũng đánh giá, tội phạm trong lĩnh vực thuế tiếp tục diễn ra phức tạp, với nhiều thủ đoạn khác nhau như chuyển giá, trốn thuế…, gây thất thu ngân sách, tạo nên sự cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Đặc biệt là các hành vi mua bán, sử dụng trái phép hoá đơn giá trị gia tăng được phát hiện ở nhiều tỉnh, thành phố như: vụ tại Hải Phòng gây thiệt hại 100 tỷ đồng tiền thuế, vụ tại Đà Nẵng thiệt hại 47,4 tỷ đồng, vụ tại Quảng Bình 13 tỷ đồng, vụ tại Gia Lai 6,6 tỷ đồng, vụ tại Lai Châu 2,2 tỷ đồng…

Đáng chú ý, theo báo cáo, tội phạm lừa đảo thông qua kinh doanh đa cấp, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạn tài sản đã gây thiệt hại lớn cho người dân, nhất là nông dân, người dân tộc thiểu số, sinh viên, cán bộ hưu trí. Đầu năm nay, cơ quan điều tra đã bắt 8 đối tượng thuộc công ty Liên Kết Việt lừa đảo chiếm đoạt 1.910 tỷ đồng của 52.000 người dân tại hàng chục địa phương.

Trong 6 tháng đầu năm, cũng nổi lên vi phạm trong xử lý chất thải diễn ra phức tạp tại nhiều địa phương. Công ty mía đường Hoà Bình xả nước thải sản xuất ra sông Bưởi đoạn giáp ranh giữa 2 tỉnh Hoà Bình và Thanh Hoá dẫn đến hàng chục tấn cá tự nhiên và nuôi lồng của 34 hộ dân dọc sông Bưởi chết hàng loạt, ảnh hưởng lớn tới nguồn nước sinh hoạt, sức khoẻ, đời sống và kinh tế của người dân dọc sông Bưởi.

Đặc biệt, xảy ra vụ việc ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại vùng biển 4 tỉnh miền Trung từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế gây thiệt hại nặng nề về kinh tế - xã hội, ảnh hưởng an ninh, trật tự tại nhiều địa phương và gây bức xúc dư luận.

Ban Chỉ đạo 138 cũng cho rằng, đáng lo ngại và báo động là tình trạng vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm, nhất là lĩnh vực nhập khẩu, chế biến thực phẩm đông lạnh, thực phẩm tươi sống, đồ uống, sử dụng chất kích thích, hoá chất, nguồn nước bẩn, ô nhiễm để sản xuất, chế biến thực phẩm.

Nhiều nơi để xảy ra tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, sử dụng kháng sinh, thuốc thú y gây tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong rau củ quả...

tin nhap 20160808133149
Sai phạm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng vẫn là vấn đề nhức nhối.

Top 10 địa phương IIP cao nhất 11 tháng: Phú Thọ bất ngờ dẫn đầu
Trong 11 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) so với cùng kỳ năm trước tăng ở 60 địa phương và giảm ở 43 địa phương trên cả nước cho thấy tín hiệu tích cực của ngành sản xuất. Trong đó các địa phương có IIP tăng cao chủ yếu nhờ hoạt động thuỷ điện hoặc chế biến, chế tạo tăng trưởng mạnh.