'Liệu có buồn về TPP, hướng về RCEP...?'
|
Ngân hàng HSBC vừa công bố báo cáo phân tích đánh giá kinh tế châu Á với tiêu đề "Liệu có buồn về TPP? Hướng về Hiệp định RCEP…"
Không cao cả như TPP, RCEP đơn thuần là thương mại
TPP đem lại nhiều lợi ích quan trọng cho khu vực – nhiều hơn cả là cho Việt Nam - và việc thực thi Hiệp định TPP sẽ loại bỏ những khó khăn về chính trị nhưng mang lại những cải cách lợi ích kinh tế. Hiệp định TPP đã là một tia hy vọng trong bối cảnh hoạt động thương mại thế giới ảm đạm và tăng trưởng toàn cầu yếu.
Tuy nhiên, theo đánh giá của báo cáo, sẽ có rất nhiều ẩn số sau khi ông Donald Trump thắng cử Tổng thống Mỹ, có một điều chắc chắn là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP sẽ không có nhiều cơ hội được thông qua và Mỹ nhiều khả năng sẽ trở thành quốc gia bảo hộ các nền công nghiệp trong nước.
Đây là sự kiện quan trọng gây ảnh hưởng tới các nước châu Á khi nhiều nền kinh tế trong khu vực đã là thành viên của TPP.
Trong bối cảnh đó, HSBC lưu ý đến một hiệp định thương mại đang dần hoàn thành. Đó là Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (Regional Comprehensive Economic Partnership – RCEP) đang điễn ra và vòng đàm phán thứ 15 đã kết thúc vào tháng trước.
Hiệp định RCEP bao gồm 10 nước trong nhóm ASEAN và Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand – những nước mà ASEAN đã ký kết kết hiệp định thương mại tự do. Như là một hiệp định thương mại tự do đầu tiên toàn châu Á, RCEP công bố một danh sách các số liệu ấn tượng, ví dụ như các quốc gia tham gia Hiệp định RCEP chiếm gần một nửa dân số toàn cầu và khoảng 30% GDP toàn cầu.
Trong khi, TPP được hình thành với mong muốn "viết lại" một số các nguyên tắc cơ bản của thương mại quốc tế, kết hợp với việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cùng với các tiêu chuẩn về môi trường và lao động. Ngược lại, RCEP là một hiệp định đơn thuần về cắt giảm hàng rào thuế quan và tự do hóa dịch vụ.
Tuy nhiên, theo HSBC, việc RCEP không tập trung vào một vài mục tiêu cao cả như TPP không có nghĩa là RCEP không chứa nhiều tham vọng. Ví dụ, đây là lần đầu tiên một hiệp định thương mại như RCEP kết nối hai quốc gia đông dân nhất thế giới - Trung Quốc và Ấn Độ, và cũng là lần đầu tiên kết nối hai nền kinh tế lớn nhất châu Á là Trung Quốc và Nhật Bản.
Mặc dù có những hạn chế nhưng RCEP sẽ giúp thúc đẩy khối lượng giao dịch thương mại toàn châu Á tăng lên và khuyến khích đầu tư vào các chuỗi cung ứng mới. Hiệp định này sẽ đặc biệt thuận lợi cho các nước trong khối ASEAN, vì RCEP sẽ giảm bớt sự phi lý của các hiệp định thương mại tự do (FTA) có sẵn trước đây và đồng thời cũng tăng cường sự hấp dẫn của khu vực như là một cơ sở sản xuất.
Hơn nữa, bằng cách kết nối ba thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới - Trung Quốc, Ấn Độ và ASEAN, hiệp định RCEP đưa ra một khuôn mẫu phát triển "Nam - Nam" mới, và từ đó có thể phần nào bù đắp tình hình nhập khẩu và đầu tư ảm đạm ở các nước phương Tây.
Sự khác biệt rõ ràng nhất giữa hiệp định TPP và RCEP là việc Trung Quốc có tham gia vào RCEP (trong khi đó lại không có Mỹ, cùng với tất cả các nền kinh tế khác không thuộc châu Á). Nếu việc cắt giảm thuế quan có thể được giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc (cả ba nước này đều thuộc 6 đối tác thương mại hàng đầu của Mỹ) thì RCEP có thể đưa các nhà xuất khẩu Mỹ vào thế bất lợi nếu như TPP không được thông qua.
RCEP chuẩn bị 'thế chân' TPP đến đâu
Ban đầu, là một hiệp định thương mại được khối ASEAN tiên phong xây dựng, RCEP gói gọn hoạt động đối với các nền kinh tế mà ASEAN đã ký kết hiệp định thương mại tự do.
Tuy nhiên, trong tương lai, Hiệp định RCEP có thể được mở rộng để kết nạp thêm nhiều quốc gia khác. Theo như kế hoạch ban đầu, những mảng bao phủ chính gồm có thương mại hàng hoá và dịch vụ, đầu tư, hợp tác kinh tế / kỹ thuật, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (IP), cạnh tranh, giải quyết tranh chấp, thương mại điện tử và các vấn đề của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (vấn đề sau cùng bao gồm việc giúp gắn kết khối doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn đang chiếm hơn 90% các doanh nghiệp thành lập trên toàn Hiệp định RCEP).
Hiện tại, Hiệp định RCEP đã đi tới vòng đàm phán thứ 15, và trong khi mọi người hy vọng Hiệp định này sẽ hoàn tất vào cuối năm 2016, thì nhiều khả năng sẽ bị kéo dài qua năm 2017 và kết thúc vào vào giữa năm 2017.
Ai được lợi từ RCEP?
HSBC dẫn báo cáo của Peter Petri cho hay, điểm chính yếu là RCEP sẽ đem lại một sự thúc đẩy đáng kể đến GDP toàn phần cho tất cả các quốc gia thành viên, mặc dù chưa đạt đến mức mà TPP đem lại lợi ích cho một số quốc gia chú trọng thương mại của châu Á.
Việt Nam được đánh giá là quốc gia sẽ được hưởng nhiều lợi ích từ RCEP. Việt Nam sẽ tham gia vào các thỏa thuận mới và sẽ thấy những lợi ích đáng kể đến từ việc nguồn cung ứng sản xuất từ Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc tăng lên. Tuy vậy, Việt Nam cũng là nước thua thiệt nhiều nhất từ việc TPP không được thông qua.
Hiệp định TPP đã có thể mang giúp các doanh nghiệp Việt Nam khả năng tiếp cận thị trường Mỹ đồng thời thúc đẩy các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư đáng kể. Xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ chiếm 17,9% GDP, so với mức 3,8% của Trung Quốc.
TPP ít khả năng thông qua, RCEP sẽ là một cơ hội?
Vẫn còn le lói khả năng mang tính kỹ thuật rằng Tổng thống Obama có thể cố gắng thúc đẩy thông qua TPP trước khi ông Trump nhậm chức cùng, tuy nhiên, chuyên gia HSBC cho rằng, môi trường chính trị xung quanh cuộc bầu cử và việc đa số đồng thuận chống lại hiệp định TPP có nghĩa là trong vòng 4 năm tới ít có khả năng TPP sẽ được Mỹ thông qua.
"Tóm lại, việc thông qua Hiệp định RCEP sẽ khuyến khích đầu tư mới các chuỗi cung ứng và đem lại một số hỗ trợ cho các hoạt động thương mại và GDP trên khắp châu Á. Những lợi ích được đề ra trong báo cáo này cho thấy tác động đến tăng trưởng là không quan trọng. Chắc chắn, tác động không có mấy lạc quan như những lợi ích từ TPP mang lại, tuy nhiên, do môi trường tăng trưởng thấp mà chúng ta đang phải đối mặt với, chúng ta sẽ nắm lấy những gì có thể", báo cáo đánh giá.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/