Lệnh cấm nhập khẩu hải sản Nhật Bản có thể phản tác tác dụng với Trung Quốc
Theo trang South China Morning Post, giới chuyên gia cho rằng động thái này càng làm xấu đi mối quan hệ thương mại song phương vì điều này cho thấy họ có thể trở nên ít phụ thuộc hơn vào nhau như thế nào, mặc dù nuôi trồng thuỷ hải sản không có tầm quan trọng cao trong thương mại Trung-Nhật.
Quyết định xả nước thải hạt nhân đã qua xử lý từ nhà máy hạt nhân Fukushima ra Thái Bình Dương đã khiến Bắc Kinh tức giận, dẫn đến lệnh cấm ngay lập tức tất cả hải sản của Nhật Bản.
“Rõ ràng, Bắc Kinh đang tỏ ra không hài lòng với lệnh cấm, ngay cả khi tác động đối với Nhật Bản vẫn chưa rõ ràng”, ông Chong Jia Ian, phó giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Quốc gia Singapore nhận định.
Ông cũng lưu ý rằng Bắc Kinh dường như không chấp nhận kết quả kiểm nghiệm của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế rằng việc xả thải an toàn.
Ông nói: “Mối quan hệ thương mại vẫn quan trọng, nhưng Nhật Bản đang đa dạng hóa thị trường ngoài Trung Quốc vì nhằm quản lý rủi ro. Hiện Trung Quốc tập trung nhiều hơn vào sản xuất và tiêu dùng trong nước. Theo thời gian, cả Trung Quốc và Nhật Bản có thể ít quan trọng hơn với nhau”.
Tuy nhiên, lệnh cấm nhập khẩu hải sản của Trung Quốc không được coi là biện pháp có tác động sâu sắc đối với Nhật Bản.
Ông Chong nói: “Hiện tại, tôi không chắc liệu nuôi trồng thuỷ hải sản có nổi bật trong thương mại Trung-Nhật hay không. Nếu Bắc Kinh nghiêm túc phản đối, họ có thể đánh vào các mặt hàng có giá trị lớn hơn ví dụ như giảm hoặc hạn chế nhập khẩu máy móc, mạch điện và ô tô từ Nhật Bản. Điều đó sẽ gây tổn hại cho Nhật Bản nhiều hơn. Tuy nhiên, điều này cũng gây thiệt hại lớn hơn cho nền kinh tế và người tiêu dùng Trung Quốc”.
Theo dữ liệu của chính phủ Trung Quốc, mặc dù là thị trường tiêu thụ hải sản lớn nhất của Nhật Bản, nhưng Trung Quốc nhập hầu hết các sản phẩm thuỷ hải sản từ Ecuador, tiếp theo là Nga, Việt Nam và Ấn Độ.
Theo số liệu hải quan, tổng giá trị thương mại giữa Trung Quốc và Nhật Bản đã giảm 3,7% xuống còn 357,4 tỷ USD vào năm ngoái. Luỹ kế 7 tháng đầu năm, kim ngạch thương mại song phương đã giảm 12% so với một năm trước đó xuống còn 183,3 tỷ USD.
Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ năm của Trung Quốc nhưng chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng nhập khẩu thuỷ hải sản của nước này.
Những người trong ngành thuỷ hải sản Trung Quốc lo ngại rằng việc xả và cấm nước thải không mang lại tín hiệu tốt cho việc tiêu thụ hải sản.
Theo một nhân viên của Cơ quan Chế biến và Tiếp thị Sản phẩm thuỷ hải sản Trung Quốc, mặc dù chưa có bất kỳ hành động nào từ Trung Quốc để đánh giá liệu nước thải có an toàn “theo quan điểm khoa học” hay không, việc tạm cấm nhập khẩu hải sản của Nhật Bản có thể giáng một đòn mạnh vào việc tiêu thụ hải sản rộng rãi hơn.
“Điều này chắc chắn sẽ có tác động đến ngành đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hải sản. Một số công ty trong nước cũng sẽ bị ảnh hưởng. Theo những gì tôi nghe được… nhiều người sẽ không ăn hải sản, ít nhất là trong thời gian ngắn. Đó là một dấu hiệu nguy hiểm cho ngành nếu tâm lý như vậy lan rộng.”
BRIC Agricultural Information Technology, một công ty tư vấn có trụ sở tại Tô Châu, phía tây Thượng Hải, đã dự đoán tác động sâu rộng đến ngành đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hải sản của Trung Quốc.
“Mức độ sẵn lòng tiêu thụ các sản phẩm thuỷ hải sản của người dân có thể bị ảnh hưởng, lưu lượng giao thông tại các chợ hải sản ở các thành phố ven biển có thể giảm, trong khi doanh số bán các sản phẩm này sẽ sụt giảm cùng với việc giảm giá”, báo cáo của BRIC Agricultural Information Technology cho biết.
Theo số liệu hải quan Trung Quốc, kim ngạch nhập khẩu thuỷ hải sản từ Nhật Bản trong 7 tháng đầu năm đạt hơn 1,9 tỷ Nhân Dân Tệ (tương đương 267 triệu USD.) Tính riêng trong tháng 7, kim ngạch đạt 235 triệu Nhân Dân Tệ giảm 30% so với tháng 6, trong bối cảnh lo ngại về an toàn thực phẩm.
Người tiêu dùng ở một số nơi như Hong Kong đã tích trữ muối sau khi chính quyền địa phương phản ứng với quyết định của Nhật Bản bằng cách cấm nhập khẩu hải sản từ 10 tỉnh. Lệnh cấm bao gồm hải sản sống, ướp lạnh, đông lạnh, khô và bảo quản, cũng như các mặt hàng muối biển và rong biển.
Giáo sư Wang Yamin cho biết nước thải có thể đến vùng biển Trung Quốc ở một mức độ nào đó, nhưng sẽ không đáng kể do hướng của dòng hải lưu ở Bắc Thái Bình Dương.
“Dòng hải lưu tuần hoàn trên bề mặt đại dương gần Fukushima di chuyển theo chiều kim đồng hồ và nước chảy về phía đông bắc, hướng tới Bắc Mỹ, sẽ không có tác động lớn trong tương lai gần”, ông nói.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/