|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Trung Quốc cấm nhập khẩu hải sản từ Nhật Bản: Cơ hội nào cho Việt Nam?

07:30 | 26/08/2023
Chia sẻ
Tâm lý người dân Trung Quốc có thể e ngại tiêu thụ ngay cả đối với hải sản đánh bắt nội địa ở một số vùng biển gần Nhật Bản. Do đó, nhu cầu thuỷ hải sản nhập khẩu của Trung Quốc sẽ từ các nước trong đó có Việt Nam sẽ tăng lên.

Cơ hội tăng xuất khẩu thuỷ hải sản

 

Theo Reuters, Tổng cục Hải quan Trung Quốc hôm 24/8 ban hành lệnh cấm có hiệu lực ngay lập tức tất cả sản phẩm hải sản nhập khẩu từ Nhật Bản, nhằm ngăn ngừa rủi ro từ việc “Nhật Bản xả nước thải nhiễm hạt nhân” vào Thái Bình Dương. Hiện Trung Quốc là thị trường tiêu thụ thuỷ sản lớn nhất của Nhật Bản. 

Từ tháng 7, Trung Quốc đã cấm nhập khẩu thực phẩm, đặc biệt là hải sản, từ 10/47 tỉnh của Nhật Bản, trong đó có Fukushima, đồng thời kiểm tra nghiêm ngặt các giấy tờ liên quan đến thực phẩm nhập từ các tỉnh còn lại của Nhật Bản. Nước này cũng từng chỉ trích gay gắt kế hoạch xả nước thải của nhà máy hạt nhân Fukushima Daiichi, Nhật Bản.

Theo số liệu của Tổng Cục Hải quan Trung Quốc, trong 7 tháng đầu năm, nước này chi  320 triệu USD để nhập khẩu thuỷ hải sản từ Nhật Bản, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Thị phần của Nhật Bản tại Trung Quốc là 3,6% thấp hơn so với Việt Nam là 4,1%. Tuy nhiên, so sánh với cùng kỳ năm ngoái là 10%, thị phần của Việt Nam giảm mạnh. Trong khi đó, thị phần của Nhật Bản cải thiện từ 1,5%. 

Mặt hàng mà Trung Quốc nhập khẩu nhiều nhất từ Nhật Bản là nhuyễn thế hai mảnh vỏ (ví dụ ngao, sò) với kim ngạch 152 triệu USD, tương đương chiếm khoảng một nửa tỷ trọng tổng kim ngạch nhập khẩu.

 Số liệu: Hải quan Trung Quốc (H.Mĩ tổng hợp)

Việc Trung Quốc cấm nhập khẩu hải sản được nhiều người đặt ra câu hỏi liệu rằng xuất khẩu thuỷ hải sản của Việt Nam có được hưởng lợi?

Trao đổi với người viết, ông Trương Đình Hoè, Tổng Thư ký Hiệp hôi Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho rằng việc Trung Quốc cấm nhập khẩu hải sản của Nhật Bản sẽ có tác động về mặt tâm lý. Chưa có cơ sở khoa học nào khẳng định nước xả thải từ nhà máy điện hạt nhân của Nhật Bản dù đã qua xử lý nhưng vẫn gây nguy hại đến sức khoẻ con người.

"Tuy nhiên, tâm lý người dân Trung Quốc có thể e ngại tiêu thụ ngay cả đối với hải sản đánh bắt nội địa ở một số vùng biển gần Nhật Bản. Do đó, nhu cầu thuỷ hải sản nhập khẩu của Trung Quốc sẽ từ các nước trong đó có Việt Nam sẽ tăng lên", ông Hoè nhận định.

Không chỉ ở Trung Quốc, ông Hoè cho biết người dân Hàn Quốc cũng đang có tâm lý e ngại tiêu thụ hải sản đánh bắt trong nước vì một số vùng biến gần khu vực xả thải của Nhật Bản. 

Theo bà Nguyễn Thị Thu Sắc, Phó Chủ tịch VASEP, đồng thời là Tổng Giám đốc Công ty TNHH Hải Nam, doanh nghiệp chuyên xuất khẩu các loại hải sản nhận định: “Câu chuyện phóng xạ ở Nhật Bản khiến các khách hàng từ Trung Quốc và Hàn Quốc giảm nhập hàng từ quốc gia này. Điều này đồng nghĩa họ sẽ phải tăng nhập khẩu từ các nguồn cung khác, đó là nguyên lý thị trường. Trung Quốc là đất nước đông dân do đó, khi họ bị khuyết mất nguồn cung hải sản từ quốc gia nào đó thì họ buộc phải chuyển sang các nguồn cung khác như Việt Nam, Thái Lan, Indonesia….”. 

Tuy nhiên, không phải mặt hàng thuỷ hải sản nào của Việt Nam cũng được hưởng lợi và mặt hàng tôm là vi dụ. Theo ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT CTCP Thực phẩm Sao Ta (Mã: FMC), Nhật Bản không xuất khẩu tôm sang Trung Quốc. Bản thân Nhật Bản cũng phải nhập khẩu tôm, đặc biệt là các sản phẩm tôm giá trị gia tăng cao, chế biến sâu từ Việt Nam và Thái Lan. 

Theo số liệu của VASEP, trong 7 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu hải sản của Việt Nam đạt 2 tỷ USD, giảm 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, Trung Quốc xếp thứ 4 các thị trường nhập khẩu hải sản của Việt Nam với kim ngạch 183 triệu USD, giảm 7% so với cùng kỳ năm ngoái. 

  Số liệu: VASEP (H.Mĩ tổng hợp)

 

 Số liệu: VASEP (H.Mĩ tổng hợp)

Nhật Bản đứng đầu trong số các thị trường tiêu thụ mặt hàng này với 540 triệu USD tăng 1% so với cùng kỳ. 

Xuất khẩu thuỷ hải sản sang Trung Quốc sẽ ấm dần trong những tháng cuối năm

Nhận định về xu hướng xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Quốc trong những tháng cuối năm, ông Hoè cho rằng chắc chắn tình hình sẽ ấm hơn vì nước này đã giảm nhập khẩu thuỷ hải sản trong thời gian quá lâu do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 và tình hình kinh tế đi xuống.

Hiện tại, lượng hàng tồn kho khổng lồ trước đây đã được giải quyết hết. Do đó, ông Hoè cho rằng hiện đã đến lúc các nhà nhập khẩu mua hàng trở lại để phục vụ cho Tết. Ngoài ra, trước đây, khi tỷ giá giữa đồng Nhân Dân Tệ/USD giảm, khách hàng ký hợp đồng mua hàng với Việt Nam. Tuy nhiên, khi hàng nhập về kho, tỷ giá lại tăng lên khiến họ khó bán hàng. Tuy nhiên, vấn đề này hiện cũng đã được giải quyết. 

“Do đó, nhu cầu nhập khẩu chắc chắn sẽ tăng lên từ nay đến cuối năm”, ông Hoè nhận định. 

Một số mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu sang thị trường này bắt đầu có tín hiệu khởi sắc.  Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc & Hong Kong trong tháng 7 ghi nhận tháng tăng trưởng dương thứ hai kể từ đầu năm với mức tăng 49% lên 57 triệu USD.

Luỹ kế 7 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm sang thị trường này đạt 338 triệu USD, giảm 9% so với cùng kỳ.

H.Mĩ

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.