|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Làn sóng công ty chứng khoán ngoại đổ bộ vào thị trường Việt Nam

19:00 | 29/09/2017
Chia sẻ
Thêm 2 công ty chứng khoán sắp về tay các ông chủ ngoại, làn sóng đổ bộ của các công ty chứng khoán vốn Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản... vào thị trường Việt Nam ngày một gia tăng. Tiềm lực tài chính của các công ty mẹ là điều không cần phải bàn cãi nhưng liệu các công ty chứng khoán ngoại này có thể thành công? Điều này sẽ cần thời gian để kiểm chứng.
lan song cong ty chung khoan ngoai do bo vao thi truong viet nam
Chứng khoán ngoại liệu có thành công hay sẽ sớm bật bãi?

Vừa qua, 2 công ty chứng khoán là Chứng khoán Đệ Nhất (Mã: FSC) và chứng khoán Maritime (Mã: MSI) đồng loạt mở room lên 100%. Ngay sau tin nới room, cả hai đều công bố những thay đổi lớn trong cơ cấu cổ đông.

KB Securities, ngân hàng đầu tư thuộc Tập đoàn KB Financial Group của Hàn Quốc, đã xác nhận sẽ mua lại 99,4% cổ phần Công ty Cổ phần Chứng khoán Maritime (MSI) với mức giá khoảng 33,16 triệu USD (khoảng 753 tỉ đồng).

Kế hoạch thâu tóm lần này được tư vấn bởi một công ty luật Hàn Quốc và dự kiến sẽ được hoàn thiện trong khoảng 2 - 3 tháng tới, sau các thủ tục cần thiết với nhà chức trách Việt Nam.

Còn tại chứng khoán Đệ Nhất, hiện chưa có tuyên bố nào cụ thể, nhưng động thái thì có lẽ ai cũng có thể đoán ra. 15 cá nhân là lãnh đạo và người có liên quan muốn thoái toàn bộ 6.200 cổ phiếu đang nắm giữ trong đó riêng Chủ tịch Trần Thiện Thể và con bán đi tổng cộng 4.900 cổ phần.

Trước đó, vào tháng 8/2017, đại hội đồng cổ đông FSC đã thông qua vấn đề cho phép Công ty Yuanta Securities Hong Kong Company được mua tối đa 50% cổ phần của FSC mà không phải thực hiện thủ tục chào mua công khai (trước đó, đơn vị này là cổ đông lớn nhất của FSC với tỷ lệ sở hữu 44,68%).

Như vậy 2 cái tên nói trên nhiều khả năng sẽ trở thành công ty chứng khoán vốn ngoại trong tương lai gần.

Sự đa dạng hơn đến từ các nhà đầu tư châu Á

Gần đây, các nhà đầu tư Trung Quốc đang muốn tăng cường sự hiện diện tại thị trường chứng khoán Việt Nam nhiều hơn qua các thương vụ thâu tóm các công ty chứng khoán vừa và nhỏ.

Cách đây không lâu, Công ty Cổ phần Chứng khoán Đầu tư Việt Nam (IVS) đã tổ chức ĐHCĐ bất thường qua đó miễn nhiệm chủ tịch HĐQT đối với ông Nguyễn Duy Toại, bầu Chủ tịch mới thay thế bằng ông Hao Dan quốc tịch Trung Quốc. Ông Hao Dan là một cổ đông chiến lược mới đền từ Tập đoàn Đầu tư Hồng Triết Thượng Hải, đây là tập đoàn quản lý nhiều Quỹ đầu tư khá lớn tại Trung Quốc với quy mô vốn lên đến hàng trăm triệu USD.

Để ý kỹ hơn có thể thấy, tỷ lệ cổ đông trong công ty là người Trung Quốc chiếm số lượng áp đảo, đáng chú ý số thành viên HĐQT là người Trung Quốc cũng đạt tỷ lệ tới 8/11 người. IVS cũng đang có kế hoạch tăng vốn lên 800 tỷ đồng vào quý IV này.

Một tổ chức khác cũng mang đậm dấu ấn Trung Quốc có thể kể đến là Công ty Chứng khoán Hòa Trung Việt Nam (HZS). HZS có vốn điều lệ hơn 75 tỷ đồng (tương đương 3,3 triệu USD) và đã ký kết hợp tác chiến lược toàn diện với Tập đoàn Hoà Trung (Bắc Kinh, Trung Quốc). Trước đây, HZS chính là Công ty cChứng khoán Tầm Nhìn và đã được các cổ đông của Tập đoàn Hòa Trung mua lại.

Các công ty từ Nhật Bản cũng đang mon men những bước đi đầu tiên vào thị trường tài chính Việt Nam. Giữa tháng 9, Nikkei cho biết tập đoàn Tokai Tokyo Financial Holdings lên kế hoạch hợp tác cùng Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh của mình tại Châu Á.

Tokai Tokyo Financial Holdings mong muốn hợp tác với BVSC trong lĩnh vực ngân hàng đầu tư cũng như cung cấp báo cáo nghiên cứu thị trường, các sản phẩm tài chính cho các nhà đầu tư cá nhân. Cả hai cũng sẽ hợp tác trao đổi nhân viên để huấn luyện.

Tuy nhiên, nhắc đến nhà đầu tư nước ngoài góp vốn hay thâu tóm CTCK Việt Nam phải kể đến Hàn Quốc “những người châu Á đi đầu”. Đã có một khoảng thời gian nhiều nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc dồn dập đổ bộ thâu tóm các CTCK Việt Nam khi nhận ra được sự màu mỡ của thị trường này. Các CTCK này có thể kể đến như Công ty Chứng khoán Shinhan Việt Nam (SSV), CTCK Woori CBV, CTCK KIS Việt Nam, Mirae Asset…

lan song cong ty chung khoan ngoai do bo vao thi truong viet nam
Vốn điều lệ của các công ty chứng khoán vốn ngoại

Thực tế cho thấy, số lượng công ty chứng khoán 100% vốn ngoại ngày càng nhiều. Dưới sự hậu thuẫn của các tập đoàn tài chính hùng mạnh đến từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản… các công ty chứng khoán ngoại liên tục hé lộ tham vọng của mình qua kế hoạch tăng vốn và mở rộng thị trường.

Tuy nhiên để biết liệu cuộc "đổ bộ" này vào thị trường Việt Nam có thành công hay không, sẽ phải cần thời gian để kiểm chứng. Những tấm gương đi trước của các công ty chứng khoán Hàn Quốc gần như chưa gặt hái được nhiều thành công. Thị phần môi giới 6 tháng đầu năm 2017, riêng top 10 công ty chứng khoán lớn nhất đã chiếm đến chiếm 69,65% thị phần cả nước và cho thấy dấu hiệu không ngừng gia tăng, các CTCK còn lại chia sẻ 31,53% thị phần.

lan song cong ty chung khoan ngoai do bo vao thi truong viet nam
Thị phần môi giới trên HOSE 6 tháng đầu năm

"Chứng khoán Việt Nam đang hấp dẫn nhất châu Á"

Ngưỡng 670 điểm hồi đầu năm và giờ đây VN-Index đã vượt cột mốc 800 điểm (tăng gần 20%), Bloomberg đưa tin: “Chứng khoán Việt Nam đang hấp dẫn nhất châu Á kể từ đầu năm 2017”.

Theo Bloomberg, mặc dù hầu hết các thị trường chứng khoán mới nổi và sơ khởi châu Á đều thu hút được dòng vốn ngoại trong năm nay, Việt Nam là nước duy nhất có lượng vốn đầu tư ròng đạt giá trị dương trong suốt 8 tháng qua.

Tổng vốn hóa thị trường trong nước tăng trưởng 37% khi hàng loạt các công ty thực hiện niêm yết. Chứng khoán Việt Nam đang hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài nhờ lãi suất giảm, đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng, tăng trưởng tín dụng và định giá hợp lý, CEO Thomas Hugger của công ty Asia Frontier Capital tại Hong Kong nhận định.

lan song cong ty chung khoan ngoai do bo vao thi truong viet nam
Lượng đầu tư chứng khoán các nước trong khu vực (Nguồn: Bloomberg).
lan song cong ty chung khoan ngoai do bo vao thi truong viet nam Chứng khoán Maritime sắp về tay người Hàn Quốc

KB Securities, ngân hàng đầu tư Hàn Quốc mới đây đã xác nhận sẽ sở hữu 99,4% Chứng khoán Maritime (MSI).

Bạch Mộc

Chủ tịch Sacombank: Tôi không liên quan gì bà Trương Mỹ Lan, Vạn Thịnh Phát
Người đứng đầu ngân hàng nói rằng tất cả tin đồn ảnh hưởng đến ông sẽ ảnh hưởng đến Sacombank, từ đó chắc chắn ảnh hưởng đến quyền lợi của cổ đông.