|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Làn sóng biểu tình ở Hong Kong khiến các thương hiệu phương Tây lao đao

13:53 | 15/08/2019
Chia sẻ
Coach, Versace và H&M đều đang hứng chịu làn sóng tẩy chay và chỉ trích mạnh mẽ của dư luận Hong Kong và Trung Quốc do những phát biểu chính trị liên quan tới xung đột đang diễn ra.

Sau Versace, Coach trở thành thương hiệu mới nhất mà cư dân mạng Trung Quốc đe dọa tẩy chay do sử dụng một danh sách các quốc gia tách riêng Hong Kong và đại lục như hai quốc gia riêng biệt. 

Ngày 12/8, người dùng Weibo Trung Quốc phát tán hình ảnh một áo in danh sách các quốc gia với Hong Kong và Đài Loan tách riêng. Chiếc áo phông thuộc bộ sưu tập ra mắt từ tháng 5/2018 nhưng vẫn tạo nên làn sóng chỉ trích diện rộng, khiến dư luận nước Trung Quốc yêu cầu thương hiệu Coach phải giải thích và xin lỗi công khai.

Bắc Kinh luôn coi cả hai khu vực là một phần của đại lục. Trong lịch sử, Hong Kong là thuộc địa cũ của Anh và đang vận hành với tư cách đặc khu hành chính (SAR) của Trung Quốc, theo nguyên tắc "một quốc gia, hai hệ thống". 

Từ lâu, người dân Trung Quốc xem Hong Kong và Đài Loan là cấp tỉnh của Trung Quốc đại lục trong khi người Đài Loan luôn coi bán đảo của họ là quốc gia độc lập. Một số thành phố và quốc gia khác cũng được liệt kê ở mặt sau của áo phông. 

tải xuống

Mẫu áo phông gây tranh cãi của Coach được ra mắt từ tháng 5/2018. - Ảnh: CampaignAsia

Trong danh sách này, Bắc Kinh và Thượng Hải được đánh dấu rõ ràng là các thành phố ở Trung Quốc nhưng Hong Kong được tách riêng và theo sau là "Đài Loan", đặt vị thế của khu vực này song song với các quốc gia khác như Canada hoặc Mỹ

Người mẫu Trung Quốc Liu Wen, đại sứ thương hiệu Coach Trung Quốc, đã tuyên bố trên Weibo đã quyết định ngừng hợp tác với Coach với lí do "thương hiệu đã gây tổn hại nghiêm trọng đến cảm xúc người dân Trung Quốc và nên phải hứng làn sóng chỉ trích nặng nề". 

Theo người dùng Weibo, trang web quốc tế của Coach cũng liệt kê Hong Kong và Đài Loan tách biệt với Trung Quốc trong tính năng "Tìm kiếm quốc gia" của họ. Vào thời điểm phóng viên Campaign kiểm tra, trang web quốc tế và Trung Quốc của Coach đều ngừng hoạt động do "tạm thời bảo trì". 

"Coach nên nói tạm biệt Trung Quốc. Thật đáng khinh", một người dùng Weibo bình luận.

Một người dùng khác viết: "Dù điều này khá phổ biến nhưng không có nghĩa là nó hợp . Chúng ta nên cảnh cáo để tất cả các thương hiệu khác không làm như vậy và cho thế giới biết những Hong Kong, Đài Loan, Ma Cao đều thuộc về Trung Quốc".

Vào buổi trưa, Coach đã đăng một bài viết trên Weibo, đưa ra lời xin lỗi về vụ việc. "Vào tháng 5/2018, chúng tôi đã phát hiện ra lỗi nghiêm trọng trên thiết kế của một số áo phông. Chúng tôi thực sự đã nhìn nhận nghiêm túc hậu quả của vấn đề và đã nhanh chóng thu hồi mẫu áo. Đồng thời, chúng tôi sẽ tăng cường quản nội bộ để tránh sai lầm tương tự". 

Tuy nhiên, người dùng internet ở Trung Quốc không chấp nhận lời xin lỗi. Thông điệp của Coach thu hút gần 25.000 bình luận trong thời gian ngắn với hàng loạt khẩu hiệu "Hãy ra khỏi Trung Quốc!". 

Một số người dùng khác cho rằng Coach không thành thật về lời xin lỗi và đặt câu hỏi tại sao Coach phát hiện ra vấn đề từ tháng 5/2018 nhưng chỉ đến nay mới có động thái giải quyết. 

Cuối tuần trước, thương hiệu thời trang Versace của Italy cũng trải qua khủng hoảng truyền thông tương tự, với một loạt áo phông và áo hoodie cũng tách riêng Hong Kong và Ma Cao đứng ngang hàng với Trung Quốc. 

tải xuốngfg

Cửa hàng của Versace và Coach tại Trung Quốc vắng bóng khách sau khủng hoảng truyền thông. Ảnh: Campaign.

Đại sứ thương hiệu Versace Trung Quốc, nữ diễn viên Yang Mi (có khoảng 100 triệu người theo dõi trên Weibo), ngay lập tức tuyên bố cô sẽ chấm dứt hợp tác với nhà mốt, cho biết cô "cực phẫn nộ" bởi thiết kế này. 

Hiện tại, hashtag "Yang Yang kết thúc hợp tác với Versace" đã thu hút gần 900 triệu lượt tương tác trên Weibo.

Donatella Versace, giám đốc điều hành Versace, đã công khai xin lỗi trên Instagram, khẳng định thương hiệu hoàn toàn nhận trách nhiệm và đang tìm kiếm các giải pháp để cải thiện. Những tranh cãi tương tự đã diễn ra nhiều lần trước đây. 

Thương hiệu trang điểm MAC và Estée Lauder đã gặp rắc rối vào tháng 3 khi sử dụng bản đồ Trung Quốc không có Đài Loan. Trang web của chuỗi khách sạn Marriott đã tạm thời bị chặn tại Trung Quốc vào tháng 1/2018 sau khi họ liệt kê Tây Tạng, Hong Kong và Đài Loan là các quốc gia riêng biệt trên trang web chính thức. 

Không ai biết tác động chi tiết của việc tẩy chay như vậy đối với các thương hiệu, nhưng bài học của thương hiệu thời trang Ý Dolce & Gabbana vẫn còn nhãn tiền cho những công ty không tôn trọng văn hóa Trung Quốc hay đi ngược tư duy của người Trung Quốc. 

Dù nhận được sự đón tiếp nồng hậu tại tuần lễ thời trang Milan vào tháng 2, D&G vẫn giảm 140 bậc trong nghiên cứu của tạp chí Campaign và bảng xếp hạng 1.000 thương hiệu hàng đầu châu Á của Nielsen trong năm 2019. 

Mối quan hệ giữa Hong Kong và đại lục đang trong giai đoạn đặc biệt nhạy cảm khi các cuộc biểu tình tại Hong Kong lên tới đỉnh điểm. Phần lớn thương hiệu im lặng. H&M và Pocari Sweat cũng đang lao đao tại Hong Kong bởi những cáo buộc ủng hộ Trung Quốc.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Thu Phương

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.