|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

QBS đã bán Cảng cạn Quảng Bình – Đình Vũ cho Viconship

14:38 | 05/07/2022
Chia sẻ
Việc chuyển nhượng Cảng cạn Quảng Bình – Đình Vũ được QBS lên kế hoạch từ quý IV/2021 với mục đích cơ cấu lại danh mục tài sản, đảm bảo khả năng thanh toán.

CTCP Xuất nhập khẩu Quảng Bình (Mã: QBS) vừa thông báo đã hoàn tất chuyển nhượng cổ phần sở hữu tại CTCP Cảng cạn Quảng Bình – Đình Vũ cho Công ty TNHH MTV Trung tâm Logistics Xanh - thành viên của CTCP Container Việt Nam (Viconship - Mã: VSC). Mức giá chuyển nhượng không được công bố.

Một góc trong Cảng cạn Quảng Bình – Đình Vũ. (Ảnh: VTV).

Trước đó, Cảng cạn Quảng Bình – Đình Vũ là công ty con của QBS, được thành lập theo nghị quyết của Hội đồng quản trị vào tháng 7/2019, do QBS góp 432 tỷ đồng, tương ứng 98,6% vốn điều lệ. Công ty con này có địa chỉ tại Khu công nghiệp Đình Vũ, TP Hải Phòng.

Đến giữa năm 2021, Ngân hàng VietinBank thông báo rao bán khoản nợ của QBS với giá khởi điểm hơn 258 tỷ đồng, được đảm bảo bằng Cảng cạn Đình Vũ - Quảng Bình. Thời điểm đó, tổng dư nợ của QBS tại ngân hàng VietinBank gần 197 tỷ đồng, trong đó nợ gốc hơn 161 tỷ.

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2022 mới đây, QBS đã trình cổ đông về việc bán toàn bộ 98,63% vốn tạiCảng cạn Quảng Bình – Đình Vũ với giá gốc 432 tỷ đồng. Việc thoái vốn đã được QBS lên kế hoạch từ quý IV/2021, với mục đích cơ cấu lại danh mục tài sản để đảm bảo khả năng thanh toán. 

Kết quả kinh doanh của QBS liên tục sa sút trong khoảng 5 năm trở lại đây, với doanh thu từ 3.500 tỷ đồng năm 2017 giảm gần một nửa về 1.529 tỷ đồng trong năm 2021.

Tính đến cuối quý I/2022, QBS lỗ lũy kế hơn 104 tỷ đồng. Lượng tiền nhàn rỗi của doanh nghiệp khoảng 13 tỷ đồng. Phần lớn tài sản tập trung vào các khoản phải thu ngắn hạn với hơn 754 tỷ. Tổng nợ đi vay của công ty gần 400 tỷ, so với vốn góp chủ sở hữu là 693 tỷ đồng.

  Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính đã kiểm toán của QBS. 

Minh Hằng

Top 10 địa phương IIP cao nhất 11 tháng: Phú Thọ bất ngờ dẫn đầu
Trong 11 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) so với cùng kỳ năm trước tăng ở 60 địa phương và giảm ở 43 địa phương trên cả nước cho thấy tín hiệu tích cực của ngành sản xuất. Trong đó các địa phương có IIP tăng cao chủ yếu nhờ hoạt động thuỷ điện hoặc chế biến, chế tạo tăng trưởng mạnh.