|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Xuất nhập khẩu Quảng Bình (QBS) sắp chuyển giao dịch sang HNX

17:03 | 29/04/2021
Chia sẻ
Hơn 69,3 triệu cổ phiếu QBS của Xuất nhập khẩu Quảng Bình sẽ giao dịch phiên cuối cùng trên sàn HOSE vào ngày 11/5.

Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) vừa có văn bản thông báo về việc chuyển giao dịch cổ phiếu QBS của CTCP Xuất nhập khẩu Quảng Bình sang Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).

Như vậy, hơn 69,3 triệu cổ phiếu QBS sẽ giao dịch phiên cuối cùng trên sàn HOSE vào ngày 11/5. 

Trên thị trường chứng khoán, sau khi tăng mạnh trong những tháng đầu năm, cổ phiếu QBS đã đảo chiều điều chỉnh và liên tục giảm sàn.

Chốt phiên giao dịch hôm nay (29/4), cổ phiếu QBS đứng giá tham chiếu tại 3.500 đồng/cp, tương đương giá trị vốn hoá đạt hơn 242,6 tỷ đồng. Thanh khoản của mã này tăng đột biến từ đầu tháng 4 tới nay, có phiên đạt tới gần 8 triệu đơn vị khớp lệnh.

Xuất nhập khẩu Quảng Bình (QBS) chốt ngày ngừng giao dịch trên HOSE, chuyển sang HNX - Ảnh 1.

Diễn biến giá cổ phiếu QBS kể từ đầu năm 2021. (Nguồn: Tradingview).

Theo thông báo của HOSE, cổ phiếu QBS bị chuyển từ diện cảnh báo sang diện kiểm soát từ ngày 15/4 và chỉ được giao dịch phiên chiều do kinh doanh thua lỗ hai năm liên tiếp. Năm 2019 và năm 2020, Xuất nhập khẩu Quảng Bình lỗ ròng lần lượt 173,11 tỷ đồng và 97,29 tỷ đồng. Lỗ lũy kế tại ngày 31/12/2020 là hơn 93 tỷ đồng.

Tuy nhiên, HOSE đã cho phép cổ phiếu QBS được giao dịch toàn thời gian trở lại dưới dạng chứng khoán bị kiểm soát từ ngày 27/4.

Tính đến nay, đã có 11 doanh nghiệp chuyển giao dịch cổ phiếu từ HOSE sang HNX theo công văn số 713/UBCK-PTTT ngày 3/3/2021 về việc hướng dẫn chuyển giao dịch cổ phiếu với mục đích giảm tải cho hệ thống giao dịch của HOSE và đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư.

Bảo Ngọc

Top 10 địa phương IIP cao nhất 11 tháng: Phú Thọ bất ngờ dẫn đầu
Trong 11 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) so với cùng kỳ năm trước tăng ở 60 địa phương và giảm ở 43 địa phương trên cả nước cho thấy tín hiệu tích cực của ngành sản xuất. Trong đó các địa phương có IIP tăng cao chủ yếu nhờ hoạt động thuỷ điện hoặc chế biến, chế tạo tăng trưởng mạnh.