|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Quốc tế

Lãi suất cho vay mua nhà tại Mỹ lần đầu tiên xuống dưới ngưỡng 5% kể từ tháng 4

11:38 | 06/08/2022
Chia sẻ
Lãi suất cho vay thế chấp đã tăng mạnh trong nửa đầu năm và đạt ngưỡng 5,81% vào giữa tháng 6 nhưng lại bất ngờ quay đầu giảm xuống dưới ngưỡng 5% trong cuộc chiến giằng co giữa áp lực lạm phát và tốc độ tăng trưởng kinh tế tại Mỹ.

Theo CNN, lãi suất cho vay thế chấp tại Mỹ đã lần đầu tiên xuống dưới 5% kể từ giữa tháng 4, ghi nhận tuần thứ hai liên tiếp sụt giảm. Khoản vay thế chấp có lãi suất cố định trong 30 năm đạt trung bình 4,99% vào ngày 4/8, giảm so với mức 5,3% của tuần trước đó, nhưng con số này vẫn cao hơn đáng kể so với thời điểm này năm ngoái khi nó là 2,77%.

Trước đó, lãi suất cho vay đã tăng mạnh từ đầu năm và đạt mức cao 5,81% vào giữa tháng 6. Nhưng kể từ đó, những lo ngại về kinh tế đã khiến lãi suất có nhiều biến động và sẽ tiếp tục tăng giảm trong thời gian tới.

Chuyên gia Sam Khater, nhà kinh tế trưởng của Freddie Mac, cho rằng lãi suất cho vay thế chấp vẫn sẽ không ổn định do cuộc chiến giằng co giữa áp lực lạm phát và tốc độ tăng trưởng kinh tế đang chậm lại rõ ràng.

"Sự không chắc chắn xung quanh lạm phát và các yếu tố khác có thể sẽ khiến lãi suất tiếp tục thay đổi, đặc biệt là khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cố gắng điều chỉnh môi trường kinh tế hiện tại", ông nói.

George Ratiu, Giám đốc nghiên cứu kinh tế của Realtor.com, cho biết sự sụt giảm này diễn ra trong bối cảnh một số chỉ số kinh tế có diễn biến tích cực trong khi nguy cơ suy thoái đang rình rập. Lãi suất cho vay thế chấp không có một xu hướng rõ ràng, tuy nhiên nó đang dao động trong phạm vi hẹp hơn.

Để đối phó với lạm phát cao, Fed đã tăng lãi suất chuẩn lên 0,75 điểm %, lần tăng thứ hai với quy mô đó trong nhiều tháng. Fed không ấn định lãi suất mà người vay trả trực tiếp cho các khoản thế chấp mà thay vào đó, lãi suất thế chấp có xu hướng ảnh hưởng từ trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm. Tuy vậy, chúng lại chịu ảnh hưởng gián tiếp bởi nỗ lực của Fed trong việc kiềm chế lạm phát.

Chuyên gia của Realtor cho hay, người Mỹ vẫn tiếp tục chi tiêu, số dư nợ hộ gia đình luỹ kế đạt mức kỷ lục 16.200 tỷ USD theo dữ liệu mà Fed vừa công bố trong tuần này.

Nhiều người đã đặt ra câu hỏi rằng liệu cáccông ty có phản ứng thái quá trước những lo ngại về suy thoái kinh tế và bắt đầu cắt giảm biên chế hay không.

"Sự sụt giảm mạnh trong việc tuyển dụng có thể có tác động trực tiếp đến khả năng duy trì chi tiêu của mọi người, đặc biệt là với tình trạng lạm phát cao như hiện nay", ông Ratiu nói.

Chi phí cho một ngôi nhà là yếu tố lớn nhất tác động đến người mua.Doanh số bán của cả nhà xây mới và nhà hiện có đều giảm trong những tháng gần đây do người mua tạm nghỉ việc tìm nhà. Người mua đang tìm kiếm những căn nhà thậm chí còn ít giá cả phải chăng hơn khi lạm phát chiếm một phần lớn thu nhập của họ và chi phí đi vay tăng cao đã làm giảm sức mua của họ. 

Một năm trước, một người mua trả 20% cho một căn nhà trị giá 390.000 USD và vay phần còn lại bằng khoản thế chấp có lãi suất cố định trong 30 năm với lãi suất trung bình là 2,77%, khoản thanh toán hàng tháng là 1.277 USD, theo số liệu từ Freddie Mac.

Tuy vậy, hiện nay, một người mua căn nhà có giá tương tự với lãi suất trung bình là 4,99% sẽ trả 1.673  USD tiền gốc mỗi tháng và lãi suất, tăng thêm gần 400 USD mỗi tháng. Chi phí vay tăng lên sát mức trần khả năng chi trả của người dân khiến doanh số bán nhà giảm sút.

Một điểm tích cực là khối lượng hàng tồn kho lại tăng lên. Điều này mang lại một dấu hiệu đáng mừng cho thị trường bất động sản năm nay - giảm giá. Nhưng với mức chi phí tài chính cao hơn, các chủ sở hữu nhà có vốn tự có có thể sẽ không bị áp lực phải bán ra trong thị trường này.

Huyền Phương

Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng khẳng định sẽ không buông bỏ VinFast và tiếp tục hỗ trợ 1 tỷ USD
Theo quan điểm của Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng, VinFast là dự án làm vì trách nhiệm xã hội, muốn đóng góp cho đất nước một thương hiệu, top đầu về xe trên thế giới.