|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Kiều hối đổ về nước làm ăn

12:15 | 18/06/2018
Chia sẻ
Lượng kiều hối chuyển qua các TCTD trên địa bàn TP.HCM từ đầu năm đến nay ước khoản 2 tỷ USD, tăng gấp đôi so với quý I 2018.
kieu hoi do ve nuoc lam an Kiều hối về TP HCM đạt 2 tỷ USD
kieu hoi do ve nuoc lam an Hơn 600.000 USD giao dịch kiều hối giữa Agribank và ngân hàng Nonghyup

Trả lời phóng viên Thời báo Ngân hàng qua thư điện tử, anh Nguyễn Đức (một Việt kiều ở quận Cam, California, Hoa Kỳ) cho biết, tháng trước anh mới chuyển tiền tích cóp về cho gia đình ở Sài Gòn đầu tư xưởng in ấn danh thiếp thiệp cưới. Theo anh Đức, gia đình anh có nghề truyền thống nên gửi tiền về nước đầu tư lợi nhuận hàng năm vẫn kiếm được khoảng 15-20% thay vì giữ tiền trong tài khoản các ngân hàng Mỹ lợi tức chẳng bao nhiêu.Hơn 1,1 tỷ USD kiều hối chuyển về TP.HCM trong 3 tháng đầu năm 2018

kieu hoi do ve nuoc lam an
Kiều hối tăng cung cho thị trường ngoại hối góp phần ổn định tỷ giá - Ảnh: Đ.Hải

Kiều hồi chuyển vào Việt Nam có 2 dạng: tiền của nhà đầu tư và tiền của những người lao động Việt Nam ở nước ngoài gửi về cho thân nhân. Đối với những người có tiền tích lũy sẽ gửi về nước góp vốn với thân nhân sản xuất kinh doanh lợi tức sẽ cao hơn gửi lấy lãi suất của các ngân hàng Mỹ. Bởi hiện ở các quốc gia phát triển ở châu Âu, Mỹ… tiền gửi trong ngân hàng lợi tức không bao nhiêu. Ở Sài Gòn khoảng hai ba năm trở lại đây kiều bào gửi tiền về nhờ thân nhân đầu tư kinh doanh thay vì gửi tiết kiệm và tiêu dùng như trước đây đang trở thành một xu thế. Điều này được các chuyên gia kinh tế nhìn nhận, do kinh tế vĩ mô ổn định và môi trường kinh doanh ở trong nước rộng mở, cơ hội kinh doanh tốt hơn nên đã thu hút một lượng lớn kiều hối.

Theo các công ty kiều hối, dòng ngoại tệ của thân nhân chuyển vào TP.HCM luôn chiếm đến trên 50% lượng kiều hối cả nước. Nguồn vốn này rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội và còn là một nguồn lực góp vào ổn định chính sách tỷ giá của nhà nước trong nhiều năm qua. Bởi kiều hối không có điều kiện như các khoản vay hay các dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài sau một chu kỳ kinh doanh nhà đầu tư sẽ chuyển lợi nhuận đi ra.

Ông Nguyễn Hoàng Minh - Phó giám đốc NHNN chi nhánh TP.HCM cho biết, lượng kiều hối chuyển qua các TCTD trên địa bàn TP.HCM từ đầu năm đến nay ước khoảng 2 tỷ USD, tăng gấp đôi so với quý I/2018. Một điều khác biệt là mọi năm cứ vào tháng 6 tháng 7 là mùa thấp điểm của kiều hối, thì năm nay các công ty kiều hối lại bội thu. Điều này thể hiện rõ số lượng kiều hối chuyển qua các TCTD trên địa bàn TP.HCM trong quý I năm nay vào khoảng 1,124 tỷ USD thì chỉ chưa đầy ba tháng sau đó kiều hối đã chuyển về thành phố thêm gần 1 tỷ USD.

Theo số liệu thống kê của NHNN chi nhánh TP.HCM, lượng kiều hối chuyển qua các TCTD trên địa bàn hàng năm luôn chiếm khoảng trên dưới 55% so với tổng lượng kiều hối cả nước. Ông Nguyễn Hoàng Minh cho biết, 71,9% lượng kiều hối chuyển vào thành phố được đưa vào sản xuất kinh doanh bao gồm cả kinh doanh ngắn hạn và đầu tư dài hạn. 21,6% lượng kiều hối về địa bàn mua căn hộ, đầu tư vào các dự án… 6,5% lượng kiều hối được chuyển vào hỗ trợ cho thân nhân học tập, khám chữa bệnh. Với cơ cấu này TP.HCM đã sử dụng rất hiệu quả nguồn lực vàng này vào phát triển kinh tế - xã hội thành phố.

Trả lời phóng viên Thời báo Ngân hàng, ông Nguyễn Hoàng Minh dự báo kiều hối năm nay sẽ tăng khoảng 20% so với năm trước bất chấp Fed tăng lãi suất hôm cuối tuần lên mức 2% trong khi đó chính sách lãi suất USD của NHNN Việt Nam hiện đang được duy trì ở mức 0%. Theo ông Minh, đồng USD trên thị trường quốc tế đang có lãi suất cao hơn rất nhiều so với trong nước, nhưng kiều hối vẫn chuyển về nước là do một lượng lớn ngoại tệ đã được đưa vào sản xuất kinh doanh nên không có hiện tượng kiều hối chảy ngược ra ngoài vì chênh lệch lãi suất.

Các công ty kiều hối ở TP.HCM hiện đang áp dụng phí chuyển kiều hối dao động bình quân khoảng 0,3%-2%. Đối với kiều hối chuyển từ Mỹ và Canada về phổ biến khoảng 1%, các quốc gia châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc chuyển về nước có mức phí 0,6%-0,8%. Trong hoạt động của các TCTD cũng có khống chế mức tối thiểu và mức tối đa chuyển kiều hối.

Xem thêm

Phạm Hà Nguyên

[LIVE] ĐHĐCĐ Nam Long: Doanh số quý I ước đạt 1.160 tỷ đồng, có thể đưa ra thị trường 15.000 sản phẩm trong ba năm tới
HĐQT Nam Long định hướng phát triển trong năm 2024 tập trung vào dòng sản phẩm nhà ở vừa túi tiền và hợp với nhu cầu thị trường, mục tiêu bán trên 3.100 sản phẩm với doanh số kỳ vọng đạt 9.554 tỷ đồng.